RSS Feed for Tình hình triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 05/12/2024 09:14
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tình hình triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B

 - Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực (Ban Chỉ đạo), tiến độ triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B (từ thượng, trung và hạ nguồn) đang bị chậm so với kế hoạch đề ra.



Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 2]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 3]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 4]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 5]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 6]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 8]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 9]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 10]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 11]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 12]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 13]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 14]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 15]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 16]



Báo cáo của Ban chỉ đạo cho biết: Trong quý 1/2020, Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì cùng các cơ quan liên quan làm việc với các đối góp vốn nước ngoài cùng rà soát kết quả đàm phán thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ (GGU) về dự án phát triển mỏ khí Lô B để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ngày 10/3/2020, Bộ Công Thương đã đề nghị các bên nước ngoài (MOECO - Nhật Bản và PTTEP - Thái Lan) hoàn thiện dự thảo GGU để sớm thống nhất nội dung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về quy trình chuyển đổi ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu các bên nước ngoài tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện phụ lục. Hiện nay, các bên nước ngoài đang hoàn thiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về đàm phán các thỏa thuận thương mại của dự án, các bên nước ngoài và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục đàm phán hợp đồng mua bán khí (GSPA), hợp đồng bán khí (GSA), hợp đồng vận chuyển khí (GTA). Ngày 9/1/2020, Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp với PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để chỉ đạo, hướng dẫn các bên sớm hoàn thành đàm phán các thỏa thuận thương mại của dự án.

Tiếp đến, ngày 21/1/2020, Bộ Công Thương đã báo cáo tình hình triển khai Chuỗi dự án khí Lô B và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận nguyên tắc chuyển ngang giá khí Lô B sang giá điện các nhà máy điện nhận khí, cũng như có cơ chế bao tiêu sản lượng khí Lô B trong các hợp đồng mua bán khí sang các hợp đồng mua bán điện.

Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang tổng hợp ý kiến các bộ liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về tình hình thực hiện các gói thầu, hiện Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) đã hoàn thành đánh giá kỹ thuật các gói thầu thiết kế, xây dựng, lắp đặt cụm giàn công nghệ trung tâm và giàn nhà ở, gói thầu thiết kế, xây dựng, lắp đặt giàn thu gom, giàn đầu giếng và các đường ống nội mỏ. Còn việc mở thầu thương mại sẽ được tiến hành trên cơ sở đồng bộ với các dự án điện hạ nguồn.

Đối với gói thầu thuê kho nổi chứa condensate (FSO), PQPOC đã hoàn thành kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu và đang chờ thông tin chính thức về quyết định đầu tư cuối cùng (FID) để trình các bên góp vốn phê duyệt trước khi triển khai thực hiện đấu thầu.

Thông tin về dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn, báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết: Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hiện Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SWPOC) đang tiếp tục đôn đốc các nhà thầu tư vấn đền bù về khảo sát kinh tế - xã hội, tư vấn giải phóng mặt bằng; giám sát độc lập và khảo sát thay thế; bảo vệ mốc để sẵn sàng chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng khi FID được phê duyệt.

Về các gói thầu của dự án, hiện các gói thầu EPC (phần đường ống trên bờ, dưới biển), hiện nay, SWPOC đã hoàn thiện hồ sơ mời thầu, dự kiến phát hành trong quý 1 này. Cùng với đó, SWPOC đang tiếp tục triển khai các gói thầu khác (gồm tư vấn đăng kiểm công trình; tư vấn quản lý dự án; lập tài liệu về quản lý an toàn).

Cùng với Chuỗi dự án khí, báo cáo của Ban Chỉ đạo cũng cho biết, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Nhiệt điện Ô Môn 4 đã được phê duyệt, hiện nay, EVN đang triển khai các công việc tiếp theo.

Về dự án Nhiệt điện Ô Môn 3, ngày 3/3/2020, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo: Tiến độ triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B đang bị chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là tiến độ triển khai các dự án hạ nguồn. Cụ thể, dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 4 chậm 3 năm; dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3 dự kiến chậm 4 - 5 năm (so với tiến độ Quy hoạch điện 7 - Điều chỉnh) và đang phải hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư trình cấp thẩm quyền quyết định.

Mặt khác, hiện phương án vay vốn nước ngoài cho dự án phát triển mỏ khí Lô B và dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn vẫn chưa được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và Bộ Tài chính phê duyệt.

Do đó, Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị  PVN, EVN khẩn trương hoàn thành đàm phán và thống nhất các dự thảo hợp đồng bán khí (GSA) cho nhà máy điện Ô Môn 1, Ô Môn 4 và dự thảo thoả thuận khung bán khí (HOA GSA) cho nhiệt điện Ô Môn 3, đảm bảo tính đồng bộ giữa các hợp đồng khâu thượng nguồn, cũng như hạ nguồn, báo cáo Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp. Đồng thời, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính sớm hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt phương án vay vốn nước ngoài đối với Chuỗi dự án khí Lô B theo quy định.

Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam, dự án Nhiệt điện Ô Môn 3, công suất 1.050 MW (trước đó, khi đưa vào Quy hoạch điện VII, dự án này có công suất 750 MW), hiện đang phải chờ xin Quốc hội thông qua chủ trương vay vốn ODA (Nhật Bản).

Dự án Nhiệt điện Ô Môn 4 (có công suất được điều chỉnh như dự án Ô Môn 3), có khả năng vào trước (đồng bộ với nguồn khí Lô B vào bờ năm 2024).

Còn với dự án Nhiệt điện Ô Môn 2, đầu tháng 10/2019, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao Liên danh Tổng công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng (Việt Nam) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. 

Điều đặc biệt của dự án Ô Môn 2 là đầu tư "theo hình thức đầu tư thông thường" (nghĩa là chủ đầu tư tự đầu tư xây dựng, sở hữu và vận hành; không thực hiện theo hình thức đối tác công tư), đảm bảo nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả theo quy định, đồng thời đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo cung ứng đủ điện cho khu vực phía Nam.

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, hiện nay Liên danh này đang chuẩn bị hồ sơ dự án đầu tư để trình cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trước đó, Thủ tướng đồng ý đề nghị của Bộ Công Thương về việc điều chỉnh quy mô công suất dự án Nhiệt điện Ô Môn 2 từ 750 MW lên 1.050 ± 10% MW./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động