RSS Feed for PVN duy trì tăng trưởng, giữ vững vai trò của nền kinh tế quốc dân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 21:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

PVN duy trì tăng trưởng, giữ vững vai trò của nền kinh tế quốc dân

 - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đến giai đoạn hiện nay đã trở thành một trong các Tập đoàn mạnh của đất nước. Đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Tập đoàn đề cao việc phát triển bền vững, với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

>> PVN tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
>> Vai trò của Petrovietnam trong nền kinh tế đất nước hiện nay
>> Ba giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2020

TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG, Thành viên Hội đồng thành viên, PVN

Với một tập thể lãnh đạo và người lao động đoàn kết, trí tuệ, chung sức chung lòng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sau 5 năm 2006 -2010, thực hiện mô hình thí điểm Tập đoàn đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về quản lý và điều hành, trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế, kết luận 41 của Bộ Chính trị, Luật Doanh nghiệp, Luật Dầu khí do Quốc hội thông qua, Điều lệ tổ chức và hoạt động cũng như Quy chế Tài chính của Tập đoàn được Thủ tướng ban hành. Đến nay đã bổ sung được nhiều cán bộ trẻ có năng lực, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và đặc thù trong Tập đoàn, kể cả cán bộ làm công tác Đảng và các đoàn thể không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng.

Duy trì tốc độ tăng trưởng

Hoạt động dầu khí giai đoạn 2011-2013 tiếp tục phát triển và vẫn đảm bảo là mục tiêu thu hút cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt những năm qua đã được lan rộng trong tất cả các khâu từ thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn, cũng như các khâu thương mại và dịch vụ dầu khí. Với các hoạt động dầu khí tích cực như vậy, đã đảm bảo cho chiến lược an ninh năng lượng, an ninh lương thực của nước ta. Các chỉ tiêu cơ bản của Tập đoàn đạt được của giai đoạn 2011-2013 đã được lãnh đạo và người lao động dầu khí triển khai thực hiện vượt mức ở tất cả các khâu chủ yếu được Chính phủ giao.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng kiến ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Phùng Đình Thực và Chủ tịch Tập đoàn Rosneft (Nga) Igor Sechin (5/2013).

Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí: được triển khai tích cực ở trong và ngoài nước, công tác khảo sát, điều tra cơ bản, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những khâu còn mở, vùng nước sâu và xa bờ thu được những kết quả quan trọng và đáng khích lệ. Gia tăng trữ lượng đạt hơn 70%. Có nhiều phát hiện dầu khí mới cả trong và ngoài nước và nhiều hợp đồng dầu khí được ký kết. Các mỏ dầu khí được khai thác an toàn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước. Kiểm soát tốt tiến độ phát triển mỏ, tổng sản lượng khai thác dầu khí 3 năm qua đạt vượt trên 60% kế hoạch 5 năm.

Công nghiệp khí: các đường ống dẫn khí được vận hành an toàn và hiệu quả, đảm bảo tốt công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cấp khí theo đúng lộ trình kế hoạch và tiến độ mang lại hiệu quả cao về kinh tế và khoa học công nghệ. Đã cung cấp trên 27 tỷ mét khối khí cho các hộ tiêu thụ trong nước. Hàng năm đã đảm bảo cung cấp khí để sản xuất điện tại tổ hợp điện Phú Mỹ, Nhơn Trạch và Cà Mau; cung cấp khí để sản xuất gần 1,6 triệu tấn phân đạm/năm, phục vụ nền nông nghiệp nước nhà, đáp ứng trên 70% nhu cầu đạm cả nước.

Công nghiệp chế biến dầu khí: đã hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy thuộc lĩnh vực dầu khí như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Polypropylen Dung Quất, các Nhà máy Đạm Phú mỹ, Cà Mau và Nhà máy chế biến Condensate. Các nhà máy vận hành thương mại đều hoạt động hết công suất danh định và tối ưu. Các sản phẩm xăng dầu từ các nhà máy của Tập đoàn hàng năm đáp ứng khoảng trên 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cho công nghiệp, các hộ gia đình và thị trường trong nước.

Ngày 25/09/2013, Nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 đã đạt sản lượng điện 10 tỷ kWh, sau gần 2 năm vận hành thương mại

Công nghiệp điện: Tập đoàn đã hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại các dự án điện như: Nhơn Trạch 2 (công suất 750 MW), Nhà máy thuỷ điện Hủa Na (công suất 180MW) và Nhà máy Phong điện Phú Quý (công suất 6MW). Tính đến cuối năm 2013, tổng công suất của các nhà máy điện của Tập đoàn đạt 2.889 MW. Tổng sản lượng điện Tập đoàn trong 3 năm 2011-2013 đạt 44,61 tỷ kWh, bằng 47% kế hoạch 5 năm 2011-2013, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà Chính phủ giao, đặc biệt là đảm bảo trong các mùa khô hàng năm.

Đảm bảo cung cấp và phát triển dịch vụ dầu khí: các dịch vụ dầu khí đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động dầu khí, thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia, hầu hết các đơn vị dịch vụ dầu khí đều đã thực hiện cổ phần hoá và hoạt động có hiệu quả, trong cơ cấu tổng doanh thu của Tập đoàn, thì dịch vụ dầu khí chiếm khoảng 30%. Các đơn vị đã tập trung triển khai theo phương án tái cấu trúc Tập đoàn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các đơn vị dịch vụ của Tập đoàn như: VSP, PTSC, PVD, PVTrans, PVOil, Pet, DMC, PVI, EIC, PVcomBank... Đã tạo ra các cơ sở vật chất, nguồn nhân lực mạnh; đang vận hành 20 căn cứ kho cảng, 15 xưởng cơ khí, 8 giàn khoan, 13 kho nổi/ chứa xuất dầu thô, 22 tàu vận chuyển dầu thô và sản phẩm dầu, 52 tàu dịch vụ các loại, hệ thống 3 đường ống dịch vụ vận chuyển khí, 150 xe cầu và cần cẩu chuyên dụng, 43 kho xăng dầu đầu mối và trung chuyển với tổng sức chứa 1,1 triệu mét khối cùng hơn 3.000 cửa hàng trực thuộc và cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc; 10 kho LPG tổng sức chứa trên 80 ngàn tấn, 12 kho đạm tổng sức chứa trên 215 ngàn tấn. Nhiều đơn vị đã vươn ra thị trường quốc tế như: PTSC, PVTrans, PVOil, PVD, PVI...

Tăng trưởng kinh tế của Tập đoàn với tốc độ năm sau cao hơn năm trước; quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu tăng vượt trội, tổng tài sản đạt trên 35 tỷ USD, vốn điều lệ đượcThủ tướng giao vào ngày 01/7/2010 là gần 178.000 tỷ đồng, tương đương gần 8 tỷ USD; thì đến nay đã tăng gấp 2 lần, thể hiện PVN đã bảo toàn và phát triển được vốn một cách mạnh mẽ. Trước đây phần lớn thu nhập và nộp ngân sách Nhà nước hầu hết và chủ yếu từ xuất khẩu dầu thô, nay đã thay đổi cơ cấu chủ yếu theo mô hình 40-30-30; có nghĩa là từ dầu thô khoảng 40%, từ các sản phẩm công nghiệp từ nguồn dầu khí như lọc dầu, sản xuất điện, đạm Phú Mỹ, Cà Mau... chiếm 30%; phần còn lại 30% là các dịch vụ dầu khí chuyên ngành kỹ thuật cao.

Các chỉ số kinh tế - tài chính của Tập đoàn chặng đường 3 năm qua so với kế hoạch 5 năm 2011-2015 được phản ánh như sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp 3 năm qua đạt trên 2.169 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân trên 4%/ năm.

- Tổng doanh số của toàn Tập đoàn đạt trên 2.169 ngàn tỷ đồng, bằng 64% của kế hoạch 5 năm, tăng bình quân trên 16%/năm.

- Các khoản nộp ngân sách Nhà nước 3 năm qua đạt khoảng 518 ngàn tỷ đồng, bằng gần 72% kế hoạch 5 năm, tăng bình quân khoảng 11%/năm.

Tổng quát lại giai đoạn 2011-2013, tuy trong điều kiện nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, kinh tế đất nước có nhiều khó khăn và đang được phục hồi thì Tập đoàn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, phát triển sản xuất kinh doanh trên 5 lĩnh vực, trong đó công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí vẫn được triển khai mạnh mẽ trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm 2012-2013, ngân sách Nhà nước có khó khăn thì Tập đoàn đã đóng góp vượt mức chỉ tiêu nộp NSNN. Năm 2011 nộp vượt số tiền hơn 58 ngàn tỷ đồng, năm 2012 nộp vượt gần 52,3 ngàn tỷ đồng và năm 2013 dự kiến nộp vượt gần 50 ngàn tỷ đồng, đạt hơn 190 nghìn tỷ đồng. Quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn tăng vượt trội, tổng tài sản hợp nhất của Tập đoàn tăng bình quân hơn 16%/năm; Vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng 15,5%/năm.

Mục tiêu và giải pháp

Trong 2 năm 2014-2015 còn lại của kế hoạch 5 năm, Tập đoàn tiếp tục đảm bảo sản lượng khai thác dầu khí theo chương trình công tác và ngân sách của các dự án do PVN trực tiếp đầu tư, của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (VSP) và của các nhà thầu dầu khí; hàng năm phấn đấu gia tăng trữ lượng phát hiện dầu khí đạt 35-45 triệu tấn dầu quy đổi, sản lượng khai thác dầu khí đạt 25-27 triệu tấn quy dầu; phát triển thị trường khí quy mô trên tỷ mét khối vào năm 2015; tiếp tục thúc đẩy đầu tư nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Hoá dầu Long Sơn... sản xuất ổn định các nhà máy đạm, ethanol sinh học, xơ sợi, các dự án hoá dầu từ khí khác. Huy động hiệu quả và tối ưu công suất các nhà máy điện, phấn đấu đến năm 2015 đạt 20 tỷ kWh điện. Tiếp tục thu hút tối đa các hoạt động dịch vụ dầu khí, nhằm tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong hoạt động dầu khí.

Trong 2 năm 2014-2015, PVN tiếp tục đảm bảo sản lượng khai thác dầu khí; hàng năm phấn đấu gia tăng trữ lượng phát hiện dầu khí đạt 35-45 triệu tấn dầu quy đổi, sản lượng khai thác dầu khí đạt 25-27 triệu tấn quy dầu...

Với các chỉ tiêu, sản lượng của 5 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, ước thực hiện của giai đoạn kế hoạch 5 năm mặc dù một số công trình phải dừng, giãn đầu tư; một số dự án thay vì PVN phải đầu tư toàn bộ thì kế hoạch điều chỉnh cho giai đoạn này, PVN chỉ đầu tư một phần, còn lại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư và như vậy sẽ giảm áp lực về vốn cho Tập đoàn. Ví dụ: dự án Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, PVN chỉ phải bỏ vốn đầu tư 25%. Với việc đầu tư như vậy, PVN vẫn hoàn thành các chỉ tiêu tài chính trước thời hạn 2 năm, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

Mặc dù Tập đoàn có trình Thủ tướng điều chỉnh một số chỉ tiêu, nhưng chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước vẫn sẽ tăng; dự đoán cả giai đoạn 2011-2015 doanh thu ước đạt 3.533 triệu tỷ đồng/ 3.380 triệu tỷ đồng; nộp ngân sách là 797 ngàn tỷ, thay vì kế hoạch là 725 ngàn tỷ đồng mà trước đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Với khối lượng công việc như vậy, theo nhu cầu vốn trước đây phải đầu tư khoảng 50 tỷ USD thì nay được chỉnh lại chỉ 50% nhu cầu vốn trên, tức là khoảng 25 tỷ USD; trong đó đề xuất theo các tỷ lệ sau: tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí chiếm 58%; xông nghiệp khí 5%; công nghiệp điện 17%; chế biến dầu khí 10% và dịch vụ kỹ thuật là 10%.

TT

Nội dung

Tổng đầu tư 5 năm 2011 - 2015 (đã duyệt)

Điều chỉnh 2011-2015

(PVN trình)

Thực hiện 2011-2013 (thực tế)

 

LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

1.090

100%

499

100%

252

100%

1

  Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí

395

36,3

296

59,3%

152

60,3%

2

  Công nghiệp khí

72

6,6%

19

3,8%

7

2,8%

3

  Công nghiệp Điện

176

16,1%

86

17,2%

42

16,7%

4

  Chế biến dầu khí

283

26%

48

9,7%

27

10,7%

5

  Dịch vụ kỹ thuật dầu khí

164

15%

50

10%

24

9,5%

 

 

Để thực hiện thành công nhiệm vụ trên, PVN dự báo gặp phải những vấn đề khó khăn như:

- Nền kinh tế thế giới còn có những khó khăn sau giai đoạn khủng hoảng những năm qua sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD ở trong và nước.

- Công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng khó khăn do giá thành cao, phải triển khai các lô xa bờ, vùng nước sâu.

- Hoạt động dầu khí đòi hỏi nguồn vốn lớn, đặc biệt là nguồn ngoại tệ cho các dự án ở trong và ngoài nước. Đặc biệt hiện nay, PVN phải đầu tư vào các các dự án lọc hoá dầu, các nhà máy điện; trong khi Tập đoàn phải chia sẻ khó khăn của ngân sách. Một số dự án như nhiên liệu sinh học, xơ sợi kinh doanh chưa hiệu quả do thị trường giảm sút và chưa được thị trường tin dùng. Các dự án nhiệt điện chạy bằng than không phải thế mạnh của Tập đoàn.

- Sự cạnh tranh ngày càng tăng của các công ty xuyên quốc gia.

- Một số tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động sút giảm cũng ảnh hưởng đến PVN.

- Hệ thống chính sách, cơ chế đang trong quá trình hoàn thiện, mô hình Tập đoàn đang được thực hiện thí điểm.

Để đạt được mục tiêu và vượt qua những khó khăn thách thức thì PVN phải có các giải pháp. Thực hiện kết luận gần đây của Bộ Chính trị, PVN cần phải:

1) Tiếp tục thực hiện Kết luận 41 của Bộ Chính trị, cần tăng quy mô và tiềm lực tài chính của Tập đoàn để tạo cơ hội ngang tầm các Tập đoàn khu vực.

2) Tăng cường công tác dự báo, đánh giá đầy đủ công tác quản trị rủi ro trong đầu tư, cơ cấu lại các dự án để có hiệu quả nhất.

3) Tập trung vào lĩnh vực có thế mạnh đi đôi với việc tái cơ cấu doanh nghiệp, chuẩn bị cho Chiến lược đến 2025 và định hướng đến 2035.

 4) Quản trị doanh nghiệp, về tài chính và thu xếp vốn, tiếp tục xúc tiến đầu tư, làm tốt công tác thông tin dự báo thị trường. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu của từng lĩnh vực; giải pháp quan trọng là khoa học và công nghệ (R&D); đảm bảo an toàn môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh và an toàn cho các hoạt động dầu khí.

Các bước cụ thể cần triển khai là tái cấu trúc Tập đoàn và các đơn vị thành viên bằng việc tổng kết việc thực hiện mô hình Tập đoàn trong thời gian qua, đúc rút các kinh nghiệm trong các lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, không hiệu quả, để đánh giá và đưa ra các tiêu chí đầu tư trong thời gian tới. Đồng thời, xem xét lại toàn bộ danh mục đầu tư, cơ cấu lại các khoản đầu tư hợp lý để phân  bổ nguồn lực, có tính đến sự phát triển trong tương lai, chiến lược dài hạn bằng các gải pháp nâng cao sức cạnh tranh không những trên thị trường trong nước và quốc tế. Học hỏi kinh nghiệm của các nước, các chuyên gia về quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, và quản trị rủi ro.

Với chặng đường còn lại, được sự chỉ đạo của các cấp Trung ương và phối hợp của các địa phương, cũng như của các đối tác và nhà đầu tư, PVN sẽ cố gắng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Bí ẩn người phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên
Công bố những điều chưa biết về Giáo hoàng Francis
“Dấu lặng” của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Tranh chấp lãnh thổ của các cường quốc chuyển hướng về Bắc Cực
Cảnh báo thạm họa từ một cuộc chiến tranh hạt nhân
Giới chuyên gia khuyên Trung Quốc phải coi trọng Việt Nam

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động