RSS Feed for Nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Cát Lái là rất cần thiết | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 13:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Cát Lái là rất cần thiết

 - Góp ý với Bộ Công Thương về việc điều chỉnh chủ trương dự án nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Cát Lái, Bộ Xây dựng cho rằng, hiện nay, dự án này được đề xuất thay đổi chủ đầu tư và nâng công suất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới tại Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, việc triển khai đầu tư dự án nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Cát Lái do Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) làm chủ đầu tư là cần thiết.

Đề xuất phương án cổ phần hoá PVOIL
Quy chế quản lý tài chính PVN có nhiều điểm mới
PV Oil sẵn sàng kinh doanh xăng E5 quy mô lớn

Theo Bộ Xây dựng, Nhà máy Lọc dầu Cát Lái được xây dựng năm 1986, với công suất 40.000 tấn/năm. Ngày 28/5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai đầu tư nâng công nghệ chỉ số Octane phân đoạn Napht tại khu vực mở rộng của Nhà máy Lọc dầu Cát Lái (tại Văn bản số 654/TTg-DK ngày 28/5/2007). 

Dự án đã được UBND TP. HCM phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 tại Quyết định số 05/6/2017, nhưng Bộ Xây dựng cho rằng, chủ đầu tư cần sớm tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của dự án làm cơ sở lập dự án và triển khai các bước tiếp theo.

Để đảm bảo cơ sở để xem xét, quyết định chủ trương đầu tư của dự án, Bộ Xây dựng đề nghị cần lưu ý bổ sung thuyết minh, bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án, bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án.

Mặt khác, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án cần được bổ sung, hoàn chỉnh đảm bảo nội dung đã được quy định tại Điều 53 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Còn về nội dung phân cấp các công trình chính của dự án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị rà soát các nội dung về chi phí đầu tư xây dựng của dự án, bổ sung thuyết minh về phương pháp lập tổng mức đầu tư để khẳng định được giá trị sơ bộ tổng mức đầu tư đã lập của dự án đảm bảo các quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần hoàn thiện thủ tục bổ sung, cập nhật dự án vào quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cơ sở quyết định chủ trương đầu tư của dự án.

Cuối cùng, Bộ Xây dựng lưu ý, dự án cần được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường để đảm bảo cơ sở quyết định chủ trương đầu tư.

Ngày 19/6/1986, Xí nghiệp Liên doanh Chế biến Dầu Khí TP.HCM được thành lập với sự liên doanh của Công ty Lương thực, Ủy Ban Khoa học - Kỹ thuật Thành phố (Sở khoa KH&CN TP HCM), Sở Giao thông Vận tải TP HCM, Công ty Vật tư tổng hợp TP HCM. Cho đến tháng 5 năm 1988, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam ra đời tại Cát Lái mang tên Saigon Petro với nguyên liệu là dầu thô Bạch Hổ, có công suất 40.000 tấn/năm (sau này được nâng lên 350.000 tấn/năm với nguyên liệu là Condensate Việt Nam). 

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động