RSS Feed for Vinacomin kến nghị Chính phủ áp thuế xuất khẩu than | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 24/01/2025 04:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vinacomin kến nghị Chính phủ áp thuế xuất khẩu than

 - Tại cuộc họp báo sản xuất kinh doanh tháng Tư, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), ông Nguyễn Văn Biên cho biết: Giá than cho điện đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng kể từ ngày 20/4, nhưng Vinacomin vẫn phải kiến nghị cho áp dụng cơ chế thuế xuất khẩu than theo giá than trên thị trường thế giới bình quân hàng quý để có thể chủ động trong điều hành sản xuất, tiêu thụ than cũng như đảm bảo thuận lợi, minh bạch trong tính toán thuế.

>> Vinacomin: Sẽ ưu tiên tiêu thụ than có giá thành thấp
>> Tiêu thụ than: ''Cần bám sát yêu cầu của thị trường''
>> Tiêu thụ than vẫn gặp nhiều khó khăn
>> Đổi mới, tái cơ cấu đầu tư Vinacomin

Chỉ cần tăng thuế xuất khẩu than thêm 1% so với mức 10% hiện nay, Vinacomin sẽ có thể phải dừng xuất khẩu và người lao động sẽ lại rơi vào tình trạng thiếu việc làm như năm 2012. Nguồn Vinacomin

Cụ thể, Vinacomin đề xuất áp mức thuế xuất khẩu than là 10% khi giá than bình quân (tính theo loại cám AHG) dưới 75 USD/ tấn; mức 15% khi giá từ 75-85 USD/ tấn và mức 20% khi giá trên 85 USD/tấn. 

Hiện, mức thuế xuất khẩu 10% đang áp dụng với Vinacomin thuộc mức thuế suất cao nhất thế giới trong khi các nước khai thác than lớn trên thế giới như Indonesia thì mức thuế là 0%, Mông Cổ, Australia là 3-4%.

Do vậy, với giá than xuất khẩu tiếp tục có xu hướng xuống thấp, số tiền thu được từ xuất khẩu than (sau khi khấu trừ 10% thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng đầu vào) chỉ đủ bù đắp giá thành, không thể bù đắp giá than cho điện như trước đây. Chỉ trong quý I/2013, giá bán than của Vinacomin cho điện chỉ đạt từ 71-73% giá thành sản xuất.

Theo tính toán của Vinacomin, trong quý I, khi giá than thế giới xuống thấp, ngành than buộc phải tăng sản lượng ở nơi sản xuất dễ dàng có giá thành thấp, giảm sản lượng khai thác ở nơi có giá thành cao để đảm bảo sản lượng khai thác hợp lý và hạ giá thành sản xuất để có thể tiêu thụ được than. 

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế vì các mỏ có giá thành thấp không thể huy động sản lượng ở mức cao cả năm vì tài nguyên có hạn. Đối với đơn vị có giá thành sản xuất cao, TKV cũng không thể lùi mãi được về sản lượng vì ảnh hưởng đến đời sống công nhân cũng như không thể dừng lò được vì chi phí khởi động lại lò sẽ rất tốn kém.

Hiện, giá than thế giới chỉ còn 67 USD/tấn nên với mức thuế xuất khẩu 10% như hiện nay, TKV đã gặp nhiều khó khăn trong cân đối tài chính để đầu tư hạ độ sâu khai thác hầm lò đáp ứng nhu cầu than ngày một tăng trong các năm tiếp theo cũng như đảm bảo đời sống và “giữ chân” thợ lò. 

Theo tính toán, chi phí hạ độ cao khai thác than hầm lò chiếm tới 4,5% giá thành sản xuất than nên mỗi khi xuống sâu hơn để khai thác, giá thành sản xuất than năm sau sẽ lại cao hơn năm trước. 

Vì vậy, chỉ cần tăng thuế xuất khẩu than thêm 1% so với mức 10% hiện nay, Vinacomin sẽ có thể phải dừng xuất khẩu và người lao động sẽ lại rơi vào tình trạng thiếu việc làm như năm 2012.

Với việc Chính phủ cho phép điều chỉnh giá than bán cho điện tăng thêm 27% so với giá thành sản xuất than năm 2011, giá than cho điện sau điều chỉnh cũng chỉ xấp xỉ 85-87% giá thành sản xuất than của năm 2013.

Trong quý II này, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Vinacomin tiếp tục khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn chưa phục hồi; trong đó giá than thế giới vẫn ở mức thấp, nhiều chủng loại tiếp tục có dấu hiệu giảm sút so với quý I. Tháng 4, dự kiến sản lượng than tiêu thụ chỉ đạt khoảng 700 nghìn tấn, bằng 60% so với tháng 3.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

VCCI dấu lặng tuổi 'tri thiên mệnh'
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Báo HongKong: 'Chẳng còn ai tin Trung Quốc'
Ba 'câu chuyện viết dở' của Bộ trưởng Vinh
Vạch chân tướng 'diều hâu tỉnh táo' của Trung Quốc
'Bóng quế' Chavez vẫn còn ám ảnh

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động