Tổng kết dự án thí điểm lắp đặt điện mặt trời trên mái chợ Đồng Xuân
09:28 | 15/12/2022
Điện mặt trời mái nhà - Nhà nhà cùng lợi, cần tiếp tục khuyến khích Lắp đặt điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện của hộ gia đình, việc lắp tấm pin năng lượng mặt trời lên mái nhà còn giúp căn nhà mát hơn. Đặc biệt, mỗi hộ gia đình sử dụng điện mặt trời mái nhà cũng là góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, ĐMTMN nối lưới còn giúp EVN giảm bớt gánh nặng tài chính trong việc phát triển nguồn điện thay thế... Tuy nhiên, sau khi giá FIT theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg hết hiệu lực vào ngày 31/12/2020, khuyến khích việc phát triển điện mặt trời, trong đó có ĐMTMN hoàn toàn dừng hẳn, lý do là chưa có giá mua điện mặt trời thay thế Quyết định trên. Dưới đây là phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Giải pháp điện mặt trời cho cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12, Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 và đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức… trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc một số doanh nghiệp bị liệt kê trong danh sách “Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” gây cho các doanh nghiệp không ít phiền toái vì ngoài việc đối diện với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán năng lượng có thể bị xử phạt thì nó còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. |
Thực hiện thỏa thuận hợp tác về môi trường giữa quận Hoàn Kiếm và Lichtenberg (giai đoạn 2018 - 2022), hai quận đã đàm phán và thống nhất ký hợp đồng dự án “Phát triển đô thị bền vững qua dự án hợp tác Nakopa - ASO.VNM.1.19” (ngày 31/3/2020) giữa Quận trưởng Lichtenberg và Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm. Hợp đồng có hiệu lực đến 30/11/2022 với mục tiêu “Tăng cường an toàn cung cấp điện cho dân cư với thiết bị năng lượng mặt trời, giảm thiểu lượng khí CO2 thải ra môi trường”.
Dự án thành phần chính ban đầu là lắp đặt tấm năng lượng mặt trời trên mái chợ Đồng Xuân với 470 tấm năng lượng, công suất 330 Wp/tấm với tổng công suất 155 kWh). Tổng kinh phí dự án thành phần là 189.119,93 Euro (Quyết định phê duyệt số 738/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của UBND Thành phố Hà Nội trên tổng 274.202,41 Euro của Hợp đồng dự án).
Dự án khi triển khai gặp nhiều khó khăn do tình hình diễn biến dịch Covid-19 kéo dài trong năm 2021 và đầu năm 2022 dẫn đến nguyên vật liệu đầu vào của dự án tăng từ 30 đến trên 50%.
Tuy nhiên, UBND quận Hoàn Kiếm đã điều chỉnh thiết kế của dự án để đảm bảo tính khả thi, an toàn phòng cháy chữa cháy (từ 470 tấm pin với công suất 155 kW xuống 288 tấm pin với công suất 154 kW, phương án thi công hàn trực tiếp sang phương án hệ khung giàn bắt bulong…), qua đó đảm bảo kinh phí thực hiện của nhà tài trợ.
Đến tháng 9/2022, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức đấu thầu thành công (sau 2 lần hủy thầu trước đó) và lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, trình độ để thi công dự án là Công ty TNHH TMDV cơ điện Thuận Phong với thời gian thi công 60 ngày trong điều kiện mặt bằng thi công nhiều khó khăn, hạn chế không thể lắp đặt được trang thiết bị máy móc đặc chủng, gần như 100% nội dung thực hiện phải làm thủ công, khâu vận chuyển vật tư thiết bị chỉ có thể thực hiện từ sau 22h đêm đến trước 5h sáng ngày hôm sau.
Đơn vị nhà thầu đã hoàn thành việc thi công, lắp đặt theo đúng tiến độ để ra và đưa vào bàn giao toàn bộ hạng mục (ngày 18/11/2022) và chính thức vận hành (ngày 29/11/2022).
Song song với việc triển khai gói thầu thi công, quận Lichtenberg đã tổ chức khóa đào tạo dự án, vận hành bảo trì từ ngày 11 đến 18/11/2022 cho thành viên BQLTHDA và Công ty Cổ phần Đồng Xuân đảm bảo chất lượng, dễ nắm bắt quy trình thực hiện.
Tính riêng tháng 12/2022, việc vận hành sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời đã đem lại hiệu quả đáp ứng 7% tổng nhu cầu sử dụng điện của chợ Đồng Xuân dù thời gian hiện tại là mùa đông nhiệt độ trung bình từ đầu tháng 12 đến nay trung bình đạt 12 - 14°C, tuy nhiên hiệu suất đạt đến 100%.
Tại thời điểm 12h12" ngày 12/12/2022 nhiệt độ ngoài trời 16 độ C có nắng nhẹ công suất hệ năng lượng mặt trời đạt 88.55 kW/130 kW đạt 68%, lượng khi thải CO2 được cắt giảm so với hình thức điện sản xuất từ than đá hoặc khí đốt là 2.38 tấn, trung bình giảm thải 148,75 kg khí CO2/ngày./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM