Thử nghiệm mô hình tua bin cho dự án Thủy điện Ialy (mở rộng)
10:47 | 14/12/2022
Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Gia Lai về dự án Thủy điện Ialy (mở rộng) Tại văn bản số 656/TTg-NN ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng. Tuy nhiên, tỉnh Gia Lai vẫn có ý kiến chưa đủ cơ sở thực hiện do Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia 2021 - 2030 chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do đó, EVN đề nghị chuyển mục đích sử dụng theo văn bản hướng dẫn số 1409/TCLN-KL ngày 5/9/2022 của Tổng cục Lâm nghiệp. |
Rà soát tiến độ dự án Nhà máy Thủy điện Ialy (mở rộng) Ngày 29 - 30/9, tại Gia Lai, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Phạm Hồng Phương đã kiểm tra công trường và họp rà soát tiến độ dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng. |
Việc thử nghiệm mô hình thủy lực tua bin có vai trò hết sức quan trọng nhằm đánh giá các thông số cơ bản, quyết định hiệu quả đầu tư dự án. Việc này đã được Tập đoàn Andritz Hydro GmbH thực hiện dưới sự chứng kiến của EVN ở phòng Thí nghiệm Công nghệ thủy lực của Andritz Hydro tại Thành phố Linz (Áo).
Mô hình tua bin thủy lực dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng. |
Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng với tổng mức đầu tư gần 6.389 tỷ đồng do EVN làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án Điện 2 được giao thực hiện quản lý đầu tư dự án. Dự án bao gồm hơn 60 gói thầu, trong đó việc thử nghiệm mô hình tua bin thuộc gói thầu số 40 (TB-01) - gói thầu cung cấp thiết bị lớn nhất của dự án.
Dự án Thủy điện Ialy mở rộng bao gồm 2 tổ máy, với tổng công suất 360 MW. Dự án được khởi công từ tháng 6/2021 và dự kiến sẽ phát điện tổ máy 1 vào quý 4/2024.
Sau khi hoàn thành, dự án tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải lưới điện quốc gia, đặc biệt là trong các giờ cao điểm. Tăng thêm sản lượng phát điện trung bình mỗi năm khoảng 233,2 triệu kWh, góp phần giảm chi phí nhiên liệu hàng năm, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và ảnh hưởng của cuộc xung đột chính trị Nga - Ukraine, dẫn đến giá cả vật liệu trên toàn thế giới tăng cao, ảnh hưởng tiến độ hợp đồng. Tuy nhiên, phía Andritz Hydro đã nỗ lực thực hiện thử nghiệm mô hình thủy lực tua bin sớm hơn tiến độ hợp đồng để triển khai công tác chế tạo, cung cấp thiết bị kịp thời cho dự án.
Andritz Hydro là tập đoàn chuyên cung cấp công nghệ, thiết bị hàng đầu thế giới, đến từ châu Âu, với hơn 180 năm thiết kế, chế tạo, cung cấp công nghệ, thiết bị cho các nhà máy thuỷ điện trên thế giới.
Andritz Hydro đã và đang tham gia tại thị trường Việt Nam nói chung và các dự án của EVN nói riêng (như các dự án cải tạo, nâng cấp Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Sê San 4, Bản Chát, Ialy, Tuyên Quang...).
Ngoài ra, Andritz Hydro cũng đang tích cực giới thiệu và chia sẻ công nghệ trong lĩnh vực vận hành và bảo trì, chuyển đổi số trong lĩnh vực nhà máy điện./.
HUYỀN THƯƠNG