RSS Feed for Than Vàng Danh tạo đột phá bằng 6 giải pháp điều hành sản xuất | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 26/12/2024 20:55
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Than Vàng Danh tạo đột phá bằng 6 giải pháp điều hành sản xuất

 - Trên cơ sở giải pháp điều hành kế hoạch năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin đã xây dựng và ban hành các giải pháp chủ yếu để chỉ đạo, điều hành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2012, phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty, theo đó các biện pháp thực hiện cụ thể như sau:

 

 

1. Mở rộng áp dụng công nghệ đang có năng suất, hiệu quả cao như chống lò bằng giá khung ZH, lò chợ cơ giới hóa đồng bộ… đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới phù hợp với điều kiện khoáng sàng của Công ty, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn.

2. Tăng cường quản trị tài nguyên, quản lý kỹ thuật cơ bản. Theo đó, tăng cường quản lý tài nguyên, giảm tỷ lệ tổn thất than trong khai thác bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ, bố trí chống lò hợp lý và thu hồi than nóc triệt để ở các lò chợ khai thác vỉa dầy.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng than theo công đoạn từ trong vỉa đến khi khai thác, sàng tuyển, bốc xếp tiêu thụ. Quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ và định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) từ khâu lập kế hoạch hàng năm đến việc thực hiện hàng tháng, quý, năm.

Phấn đấu trong năm 2012, thực hiện các chỉ tiêu công nghệ, định mức KTKT bằng hoặc tốt hơn các chỉ tiêu định mức mà Vinacomin giao. Quản lý chặt chẽ khối lượng phát sinh, kiểm soát khối lượng mỏ... Nâng cao năng lực hạ tầng công nghệ thông tin, áp dụng các phần mềm tin học hóa quản lý, trước mắt đưa vào vận hành phần mềm Portal office để giảm thời gian hội họp, chi phí in ấn tài liệu, tiết kiệm thời gian công tác.

3. Công tác điều hành, quản trị chi phí: Xiết chặt quản trị chi phí trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cân đối hợp lý giữa doanh thu - chi phí, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty; tổ chức xây dựng kế hoạch điều hành chi phí, kiểm soát chi phí hàng tuần, hàng tháng, quý.

Hoàn thiện quy chế khoán theo hệ thống từ Công ty đến các phân xưởng sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế, theo hướng gắn trách nhiệm của người lao động với công việc được giao, nâng cao ý thức tiết kiệm trong sản xuất, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng làm việc của các Hội đồng (nghiệm thu; quyết toán vật tư; quyết toán khoán), đổi mới phương thức khoán, tăng cường khoán sâu, khoán rộng, khoán giá thành công đoạn cho tất cả các đơn vị sản xuất.

Hoàn thiện hệ thống định mức vật tư, vật liệu (tất cả các vật tư, thiết bị đều phải có định mức để theo dõi, quản lý), các biện pháp quản lý vật tư, thiết bị, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu trong sản xuất; tăng cường công tác thu hồi, sửa chữa phục hồi, tái chế vật tư thiết bị để tái đưa trở lại sản xuất, giảm chi phí đầu vào; cân đối dự trữ tồn kho hợp lý và đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đủ vật tư cho sản xuất; quản lý, kiểm soát chặt chẽ giá cả đầu vào.

Đẩy mạnh phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các nguồn tiền nhàn rỗi; tăng cường các giải pháp để giảm dần hệ số nợ phải trả xuống mức quy định.

Năm 2012, mỗi đơn vị sản xuất phải phấn đấu tiết kiệm 3% chi phí định mức vật tư, vật liệu, tiết kiệm 10% chi phí điện năng, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý; toàn Công ty phấn đấu giảm 5% chi phí so với mức giao khoán của Vinacomin. Tổ chức thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân tiết kiệm chi phí. Đối với các cá nhân, đơn vị bội chi do chủ quan thì phải chịu trách nhiệm 100% đối với phần bội chi.

4. Công tác tổ chức, điều hành sản xuất: Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, nhằm duy trì ổn định sản xuất; thực hiện tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học theo hướng tăng số người làm việc chính, trực tiếp để nâng cao sản lượng; quản lý tốt ngày công, giờ công để tăng năng suất lao động ≥ 5%, hạn chế tăng thêm số đầu phân xưởng để giảm bộ máy quản lý.

Chỉ đạo, điều hành sản xuất theo nguyên tắc "Mềm - Linh hoạt - Quyết liệt" phù hợp với điều kiện sản xuất của từng đơn vị, từng dây chuyền, với phương châm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất.

5. Công tác quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản: Tổ chức rà roát lại kế hoạch đầu tư năm 2012, thực hiện cắt giảm các hạng mục, công trình chưa thật cần thiết, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trực tiếp phục vụ cho việc nâng cao sản lượng và công suất mỏ, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lò.

Tăng cường, nâng cao chất lượng giám sát, nghiệm thu, kiểm soát tiến độ thi công các công trình xây dựng; tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình đầu tư đã hoàn thành. Thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục trình tự đầu tư theo quy định của pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện quản lý trong các lĩnh vực XDCB, nhất là quá trình xét thầu, chấm thầu.

6. Tổ chức thực hiện: Các đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt các biện pháp trên đến tất cả CBCNV, tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức về công tác tiết kiệm... Thủ trưởng các đơn vị xây dựng chương trình hành động, biện pháp tiết kiệm chi phí đạt hiệu quả, đồng thời gửi chương trình, biện pháp tiết kiệm về thường trực Hội đồng khoán làm căn cứ và là tiêu chuẩn thứ 2 (sau công tác an toàn) để đánh giá, xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ khi kết thúc năm.

NangluongVietnam

nangluong.mastercms.org/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động