RSS Feed for than Việt Thứ sáu 19/04/2024 22:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 4)

Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 4)

Để đáp ứng nhu cầu than, Quy hoạch 60 đã đề ra chủ trương nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than đưa về nước. Tuy nhiên, việc nhập khẩu than dài hạn với khối lượng hàng chục triệu đến hơn trăm triệu tấn/năm là vô cùng khó khăn do nguồn cung than ngày càng hạn chế trong khi nhu cầu than của các nước ngày càng tăng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường.
Một số vấn đề về thị trường và đáp ứng nhu cầu than trong nước

Một số vấn đề về thị trường và đáp ứng nhu cầu than trong nước

Cùng với nền kinh tế quốc dân, ngành than nước ta từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, trên cơ sở đó thị trường than từng bước được hình thành và phát triển.
Ngành Than Việt Nam: Trước thách thức và vận hội mới

Ngành Than Việt Nam: Trước thách thức và vận hội mới 1

“Trong năm 2014, sẽ mở ra cho ngành Than nhiều triển vọng để phát triển một cách ổn định hơn, nhưng chắc chắn còn không ít khó khăn về cơ chế chính sách, giá bán, vấn đề thăm dò, khai thác, thuế, phí… Tuy nhiên, bản tính người dân Việt Nam khi càng khó khăn thì càng “ló cái khôn”, sức bật, sự vươn lên càng mạnh mẽ, nên tôi tin chính trong sự gian khó thì bản thân mỗi doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh đều có động lực vươn lên để tồn tại và phát triển”. Nhân dịp năm mới, ông Trần Xuân Hòa - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Toàn soạn Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn về những định hướng của ngành Than Việt Nam trong thời gian tới.
Tái cơ cấu ngành Than: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào?

Tái cơ cấu ngành Than: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào? 1

Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển Tập đoàn kinh tế vững mạnh, đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, do vậy, tái cơ cấu cần phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn và phải được triển khai một cách bài bản, công khai, minh bạch... Theo PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Phản biện và Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn), việc tái cơ cấu các phân ngành năng lượng: Than, Dầu-khí, Điện... cần được xem xét một cách hệ thống, tổng thể - bởi sản phẩm đầu ra của phân ngành này là đầu vào của phân ngành kia! Lâu nay chúng ta thiếu gắn kết từ quy hoạch phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, định giá các loại năng lượng... nên thực tế tồn tại nhiều bất cập. Chúng tôi nghĩ rằng, cần xem xét tái cơ cấu tổng thể ngành năng lượng Việt Nam... Và để "hiến kế" cho Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện tái cơ cấu thành công, Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến đóng góp, phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong trường hợp thấy cần thiết phải tổ chức một hội thảo khoa học cấp quốc gia để bàn về "Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam", các chuyên gia, nhà khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Vinacomin để thực hiện.
Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai

Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai

Nghiên cứu và đánh giá về quá khứ đã là khó, nhưng nghiên cứu và định vị cho tương lai còn khó hơn gấp nhiều lần. Than là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế đất nước. Nhiều nhà khoa học tâm huyết đã dành cả cuộc đời mình cho lĩnh vực này. Cho đến nay, mặc dù Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 9 tháng 1 năm 2012, nhưng để biến bản Quy hoạch đó thành hiện thực là cả một đoạn đường dài.
Phản biện về 'Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050'

Phản biện về 'Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050'

Sau khi Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn đăng bài viết về "Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050" của TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH - Vinacomin, TS Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) có ý kiến phản biện và nhận xét như sau:
Đề xuất mô hình và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành Than Việt Nam (Kỳ 2)

Đề xuất mô hình và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành Than Việt Nam (Kỳ 2)

Trong những năm qua, ngành công nghiệp than đang phát triển nóng. Về sản lượng: đằng sau con số 45 triệu tấn than khai thác trong năm 2007, năm 2012, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp than vẫn đạt sản lượng 44,5 triệu tấn. Bên cạnh đó, Vinacomin đã phát triển một số sản phẩm mới như: sản xuất điện, vật liệu nổ công nghiệp, kim loại màu, chế tạo thiết bị mỏ… tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển bền vững đã không được chú trọng... Ô nhiễm huỷ hoại môi trường do ngành than “tăng tốc” đã đến hồi báo động. Nếu ngành than không trù tính tới nguồn tài nguyên hữu hạn của mình để chuẩn bị cho một chiến lược phát triển lâu dài vì lợi ích quốc gia mà tiếp tục gia tăng sản lượng một cách quá "nóng" như hiện nay thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự hụt hẫng khi nhu cầu của các ngành công nghiệp cùng lúc xuất hiện trong một tương lai gần.
Đề xuất mô hình và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành Than Việt Nam (Kỳ 1)

Đề xuất mô hình và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành Than Việt Nam (Kỳ 1)

Trong những thập niên gần đây, loài người đang phải đối phó với những nguy cơ to lớn, trong đó có khủng hoảng về năng lượng. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch, trong đó có than dùng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân loại đang đe dọa đến an ninh năng lượng thế giới và quốc gia. Sự khai thác và sử dụng than bừa bãi, thiếu quy hoạch đã gây nên lãng phí tài nguyên thiên nhiên và ô nhiêm môi trường, tác động xấu đến cuộc sống của con người. Chính vì vậy, trong những năm gân đây, các chính trị gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng đã đưa ra các quan điểm và giải pháp phát triển năng lượng bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng nói chung và các phân ngành năng lượng: than, dầu khí, điện... Qua nghiên cứu bước đầu, các tác giả muốn giới thiệu một số quan điểm phát triển bền vững ngành than cũng như mô hình và bộ chi tiêu phát triển bền vững ngành than ở Việt Nam.
Tình hình và phương hướng tái chế, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam

Tình hình và phương hướng tái chế, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam

Việc dùng than để sản xuất năng lượng đang là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Đồng thời, còn tạo ra khối lượng lớn tro xỉ và là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Việc tái chế và sử dụng tro xỉ khi đốt than thời gian qua ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Để phát triển bền vững ngành công nghiệp năng lượng ở Việt Nam trong thời gian tới cần có các biện pháp tiếp tục đổi mới và áp dụng các tiến bộ KHCN cũng như đầu tư xây dựng các cơ sở tái chế và sử dụng phế thải tro xỉ của các ngành công nghiệp.
Tái cơ cấu Vinacomin: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào?

Tái cơ cấu Vinacomin: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào?

Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển Tập đoàn kinh tế vững mạnh, đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, do vậy, tái cơ cấu cần phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn và phải được triển khai một cách bài bản, công khai, minh bạch... Theo PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Phản biện và Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn), việc tái cơ cấu các phân ngành năng lượng: Than, Dầu-khí, Điện... cần được xem xét một cách hệ thống, tổng thể - bởi sản phẩm đầu ra của phân ngành này là đầu vào của phân ngành kia! Lâu nay chúng ta thiếu gắn kết từ quy hoạch phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, định giá các loại năng lượng... nên thực tế tồn tại nhiều bất cập. Chúng tôi nghĩ rằng, cần xem xét tái cơ cấu tổng thể ngành năng lượng Việt Nam... Và để "hiến kế" cho Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện tái cơ cấu thành công, Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến đóng góp, phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong trường hợp thấy cần thiết phải tổ chức một hội thảo khoa học cấp quốc gia để bàn về "Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam", các chuyên gia, nhà khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Vinacomin thực hiện.
Bốn nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành Than Việt Nam

Bốn nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành Than Việt Nam 1

Sau khi bài viết "10 lý do phải tái cơ cấu ngành Than Việt Nam" của TS Nguyễn Thành Sơn được xuất bản, Tòa soạn NangluongVietnam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tâm huyết, sâu sắc, toàn diện, mang tính xây dựng cao, nhằm góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)... Dưới đây là bình luận và đề xuất tái cơ cấu ngành Than Việt Nam của bạn Nguyễn Văn Thắng vừa gửi tới Tòa soạn.
Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than

Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than

Nguồn than chủ yếu của Việt Nam là than Antraxit thuộc bể than Đông Bắc, nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một phần thuộc tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Than Antraxit của Bể than Đông Bắc có chất lượng tốt (nhiệt trị 4.600-8.200 kcal/kg). Ngoài ra, vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện bể than nâu được dự báo có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn. Kết quả thăm dò và khảo sát năm 2010 của ngành than cho thấy, tổng trữ lượng than của Việt Nam ước khoảng 48,7.109 tấn (bao gồm than bể than Đông Bắc, khối nâng Khoái Châu của bể than đồng bằng Sông Hồng và các mỏ khác).
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.
Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Theo các quy hoạch năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đầu tư toàn ngành Điện giai đoạn 2011 - 2020, bình quân khoảng gần 5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7,5 tỷ USD mỗi năm, tổng 2 giai đoạn là 125 tỷ USD (nguồn điện chiếm khoảng 65% lượng vốn đầu tư). Còn theo Quy hoạch ngành Than, đến 2015 chúng ta còn thiếu 4 triệu tấn, 2020 thiếu 42 triệu tấn, 2025 thiếu 57 triệu tấn, 2030 thiếu 110 triệu tấn, với tổng nguồn vốn đầu tư chỉ khoảng trên dưới một tỷ USD/năm... Đây là tình huống thách thức lớn, đe doạ an ninh năng lượng quốc gia. NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC) xung quanh vấn đề này.
Di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng: Chọn phương án nào?

Di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng: Chọn phương án nào? 10

Sau khi UBND TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) công bố di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng của Công ty tuyển than Hòn Gai từ trung tâm thành phố Hạ Long ra khu vực khai thác của mỏ Suối Lai, thuộc phường Hà Khánh (cách trung tâm thành phố 7km), nhiều chuyên gia đã có những phản biện về chủ trương này. Theo TS Nguyễn Thành Sơn, hiện nay, muộn còn hơn không bao giờ, hãy cùng nhau minh bạch, lắng nghe các ý kiến phản biện, trao đổi một cách thiện chí dù chỉ một lần để cân nhắc, xem xét để đưa ra các quyết định. Là người gắn bó hơn 30 năm với vùng than Hòn Gai, đã từng chủ trì lập quy hoạch ngành, TS Sơn khẳng định: Sẵn sàng đề xuất công khai phương án tối ưu (tiết kiệm 6.000 tỷ đồng), khác hẳn với các quyết định đã được thông qua.
1 2
Phiên bản di động