RSS Feed for phân tích Thứ bảy 20/04/2024 21:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Địa điểm xây dựng NMĐHN: "Cần thêm các nghiên cứu bổ sung"

Địa điểm xây dựng NMĐHN: "Cần thêm các nghiên cứu bổ sung"

Để chuẩn bị cho công tác thẩm định an toàn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), mới đây Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia (ATHNQG) đã tổ chức đoàn công tác kiểm tra công tác khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.
Bước đột phá về tổ chức của ngành Năng lượng Việt Nam

Bước đột phá về tổ chức của ngành Năng lượng Việt Nam

Ngành năng lượng vốn có tính hệ thống rất cao, nhưng cả quá trình phát triển vừa qua, chúng ta chưa chú ý đầy đủ đặc điểm này, các phân ngành: điện, than, dầu-khí, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... được xây dựng chiến lược, quy hoạch khá biệt lập, thiếu thống nhất. Do vậy, việc quyết định thành lập Tổng cục Năng lượng được bình luận là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục "lỗi hệ thống" của ngành năng lượng quốc gia.
Dư luận về "Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gây ô nhiễm" là chưa chuẩn xác

Dư luận về "Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gây ô nhiễm" là chưa chuẩn xác 1

Chiều 3/4, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy nhựa PP có cuộc họp với đại diện các sở, ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, đại diện Ủy ban Nhân dân huyện Bình Sơn, xã Bình Trị, các khu dân cư; các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Trạm biến áp phân phối thế hệ mới

Trạm biến áp phân phối thế hệ mới

Để xây dựng một lưới điện thông minh hơn cần phải tự động hóa trạm biến áp, nó là trung tâm đầu não nhiều hoạt động của công ty điện lực. Để quản lý hàng triệu điểm dữ liệu mỗi giây, trạm biến áp phải có khả năng vận hành hiệu quả và quản lý các dữ liệu này để cung cấp thông tin cho công ty điện lực và người dùng cuối. Nhờ có công nghệ truyền thông, việc quản lý dữ liệu này trở nên khả thi.
Ý kiến của Chính phủ về "vốn cho các dự án điện"

Ý kiến của Chính phủ về "vốn cho các dự án điện"

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 1311/VPCP-KTN, ngày 28/2/2014 tuyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc "Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bách" theo kiến nghị của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (Văn bản số 11/VBKN-VEA ngày 17/2/2013) gửi Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong đó nêu một số phân tích, đánh giá và kiến nghị về vốn đầu tư, cũng như chính sách đối với các dự án điện.
Tại sao cần điều chỉnh tiến độ dự án điện hạt nhân?

Tại sao cần điều chỉnh tiến độ dự án điện hạt nhân?

Thực tế cho thấy, việc điều chỉnh tiến độ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân là rất cần thiết để chuẩn bị đầy đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu mới về an toàn hạt nhân do IAEA khuyến cáo từ bài học kinh nghiệm Fukushima. Chính phủ đã khẳng định: "Đặt an toàn hạt nhân lên trên hết, yêu cầu phải sử dụng công nghệ tiên tiến nhất" - thực chất là công nghệ thế hệ 3+ với những điều kiện soi xét rất khắt khe. Vậy điều chỉnh thời điểm khởi công thêm bao lâu là hợp lý? Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài phân tích của TS. Võ Văn Thuận (Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân - TS Thuận hiện là Chuyên gia cố vấn Chương trình Năng lượng hạt nhân Việt Nam).
Kiến nghị “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách”

Kiến nghị “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách”

Để cụ thể hóa các vấn đề được nêu ra tại Hội thảo Khoa học “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức (tháng 12/2013). Sau khi cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA họp bàn, xem xét, phân tích, cân nhắc các ý kiến, ngày 17/2, VEA đã hoàn thành văn bản số 11/VBKN-VEA, về việc "Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bách" gửi tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội để có các giải pháp hữu hiệu, giúp các dự án điện nói chung có thể tiếp cận được nguồn vốn, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ Nangluongvietnam.vn trân trọng đăng tải nguyên văn nội dung bản kiến nghị tới độc giả:
Ý kiến của Bộ TN&MT về quy trình vận hành liên hồ trên sông Vu Gia

Ý kiến của Bộ TN&MT về quy trình vận hành liên hồ trên sông Vu Gia

Ngày 11 tháng 02 năm 2014, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh đăng bài "Đà Nẵng dọa kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường" nêu ý kiến của ông Huỳnh Vạn Thắng về việc sử dụng giá trị mực nước 2,53m tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa trên sông Vu Gia làm cơ sở vận hành được quy định trong Dự thảo Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 là vi phạm nghiêm trọng Luật Tài nguyên nước, xâm hại lợi ích của người dân vùng hạ du thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Ngày 13/2, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có Công văn số: 77 /TNN-LVS phản hồi như sau:
Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động thích ứng với vị trí mặt trời nằm nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời

Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động thích ứng với vị trí mặt trời nằm nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời

Thiết bị ứng dụng năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng nhiệt và điện phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong nhiều năm gần đây. Để năng cao hiệu suất thiết bị đã có nhiều nghiên cứu, nhiều sản phẩm cơ cấu định hướng theo vị trí mặt trời lắp cho tấm thu bức xạ mặt trời. Cơ cấu định hướng theo vị trí mặt trời được sử dụng để đưa mặt thu các thiết bị luôn hướng về phía mặt trời nhằm thu nhiều năng lượng nhất. Ở Việt Nam, cơ cấu định hướng mặt thu theo vị trí mặt trời chưa được quan tâm nhiều, đã có một số thử nghiệm từ các trường đại học ở quy mô phòng thí nghiệm.
Phân tích hiệu quả giải pháp phân pha trong việc cải tạo nâng cấp ĐZ 110 kV

Phân tích hiệu quả giải pháp phân pha trong việc cải tạo nâng cấp ĐZ 110 kV

Sáng kiến kỹ thuật “Phân tích hiệu quả giải pháp phân pha trong việc cải tạo nâng cấp đường dây 110 kV” do Tổng công ty Điện lực miền Nam thực hiện, đã được áp dụng trên nhiều tuyến đường dây mà điển hình là ở công trình Cải tạo đường dây 110 kV Cao Lãnh 2 - Mỹ Thuận, giúp tăng khả năng cấp điện ổn định cho các trạm trong khu vực và đảm bảo an toàn trong vận hành.
Thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới?

Thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới?

Trong vài tháng qua, khi tình hình Ai Cập chưa ổn định, vấn đề sử dụng vũ khí hoá học ở Syria, các tay súng tấn công và cản trở hoạt động xuất khẩu ở Libya, một câu hỏi lại xuất hiện là liệu thế giới có phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới hay không?
Công nghệ theo dõi tụ điện, đảm bảo giảm điện áp bảo toàn tối ưu

Công nghệ theo dõi tụ điện, đảm bảo giảm điện áp bảo toàn tối ưu

Lưới điện thông minh sử dụng các thông tin và dữ liệu thu thập được để giúp nâng cao hiệu suất, độ tin cậy và cải thiện việc phân phối điện cho khác hàng. Công trình triển khai cơ sở hạ tầng tiên tiến đo chỉ số công tơ (Advanced Metering Infrastructure - AMI) của Georgia Power (Atlanta, bang Georgia, Mỹ) gần hoàn thành, cũng là lúc các kỹ sư bắt đầu tìm kiếm các phương pháp để sử dụng lượng lớn dữ liệu từ các công tơ AMI nhằm cải thiện hoạt động chung của hệ thống phân phối điện.
Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước

Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước

Nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi đọc bài nghiên cứu và phân tích của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA) về "Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?" Tác giả cho biết giai đoạn 1980-1990, tỷ lệ đầu tư lưới điện của Việt Nam khoảng 20% tổng đầu tư điện lực, giai đoạn 2005-2009 tỷ lệ này khoảng 36% và theo Quy hoạch điện VII (QHĐVII) giai đoạn 2011-2030, tỷ lệ này chưa tới 34%, trong khi trên thế giới, bình quân khoảng 45-50%. Vậy mà sau thảm họa về sự cố mất điện diễn ra hồi gữa năm 2012 tại Ấn Độ đã làm cả thế giới phải hoài nghi, lo lắng...
Đánh giá mô hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí

Đánh giá mô hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí

Thực tế khi triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thượng nguồn, các công ty dầu khí áp dụng các mô hình quản trị nội bộ khác nhau để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật nước sở tại, phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế, đồng thời bố trí và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất [2-8]. Bài viết giới thiệu cơ sở lý luận về vấn đề trách nhiệm - quyền hạn, so sánh tổng quát về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) với một số công ty dầu khí trên thế giới. Đồng thời, từ việc tổng hợp, phân tích kinh nghiệm áp dụng về vấn đề "trách nhiệm và quyền hạn" trong mô hình quản trị nội bộ (tại Talisman, JX NOEX, Premier Oil, Idemitsu, Petronas, Chevron, ONGC, Mitra Energy, BP, Santos), nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị về đánh giá vấn đề trách nhiệm - quyền hạn trong mô hình quản trị nội bộ đối với Petrovietnam.
Phân tích rủi ro trong đánh giá hệ thống dầu khí

Phân tích rủi ro trong đánh giá hệ thống dầu khí

Phân tích rủi ro địa chất tức là phỏng đoán mức độ chắc chắn của các tham số địa chất quyết định đến việc phát hiện một đối tượng triển vọng ngoài thực địa và được thể hiện trên bản đồ. Thuật ngữ “hệ thống dầu khí” lần đầu tiên được nhà địa chất Wallace G. Dow giới thiệu vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX và hiện nay được các nhà địa chất thăm dò dầu khí sử dụng rộng rãi. Để nghiên cứu, đánh giá một hệ thống dầu khí cần phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống này đó là: đá mẹ, đá chứa, đá chắn, cùng với ba quá trình kết hợp các yếu tố trên là: sự thành tạo của bẫy chứa dầu khí, sự sinh thành hydrocarbon → di cư → tích tụ và khả năng bảo tồn dầu khí của các bẫy [1 - 4].
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động