RSS Feed for Điện than Thứ bảy 27/04/2024 02:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Những mốc lịch sử của ngành Điện lực Việt Nam

Những mốc lịch sử của ngành Điện lực Việt Nam

Ngày 21/12/1954, sau khi tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ kính yêu đã về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ. Tại đây, Người đã căn dặn: “… Nhà máy bây giờ là của Chính phủ, của Nhân dân, của các cô, các chú. Các cô, các chú phải cùng nhau gìn giữ và phát triển nó lên…”. Ngày 21/12 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam. Nhân Kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống, Tòa soạn Năng lượng Việt Nam giới thiệu đến bạn đọc những mốc lịch sử của ngành Điện lực Việt Nam.
PTSC: Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và những thách thức trong huy động vốn đầu tư

PTSC: Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và những thách thức trong huy động vốn đầu tư

Với mục tiêu trao đổi về thực tế của hoạt động huy động vốn bằng hình thức hỗ trợ Tín dụng xuất khẩu (ECA) đối với các Dự án điện tại Việt Nam hiện nay cũng như đánh giá khó khăn, thách thức sẽ phát sinh trong giai đoạn triển khai thực hiện Dự án nhà máy điện, chúng tôi xin trình bày chi tiết nội dung “Các khó khăn và thách thức với việc huy động vốn nước ngoài theo hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (ECA) đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1”.
Kiến nghị phát huy nội lực Việt Nam trong các dự án điện

Kiến nghị phát huy nội lực Việt Nam trong các dự án điện

Trước thực trạng phần lớn các dự án năng lượng trong nước đều do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC, còn các nhà thầu trong nước lại đứng ngoài cuộc, dẫn đến Việt Nam mất một lượng ngoại tệ lớn, mất khả năng hành nghề của các nhà thầu... Trong khi đó, các nhà thầu trong nước có đủ khả năng (hoặc liên doanh, liên kết) để làm tổng thầu các dự án thì lại không được lựa chọn. Để hạn chế bớt tình trạng nêu trên, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước có công ăn việc làm, nâng trình độ tay nghề, nâng khả năng trong việc chế tạo các thiết bị cơ khí trong các dự án năng lượng của đất nước, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có văn bản kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, về việc cho phép các đơn vị cơ khí được tham gia thực hiện một số phần việc xây dựng các dự án nhiệt điện trong Tổng sơ đồ điện VII. Tòa soạn NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu nguyên văn nội dung Văn bản.
Phát triển năng lượng gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nước ta

Phát triển năng lượng gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nước ta

LTS: Trong nhiều thập kỷ qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tập trung vào các lĩnh vực phát triển ngành điện, dầu khí, Công nghiệp Than - Khoáng sản, và năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo năng lượng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, cũng mang lại nhiều hệ lụy cho môi trường như: phát thải khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, nước biển dâng, bão lụt, hạn hán, động đất... gây thiệt hại về người và của cải. Để tìm hiểu về vấn đề này, đồng thời có những giải pháp hạn chế thấp nhất những hậu quả do thiên nhiên gây ra, Tòa soạn Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi xung quanh vấn đề này.
Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?

Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?

Thực tế cho thấy, suốt thời gian dài vừa qua, việc đầu tư cho nguồn và lưới điện tại Việt Nam chưa hợp lý. Có nhiều nguyên nhân phải kể đến như: quy hoạch, kế hoạch, giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, công nghệ, điều hành hệ thống… nhưng một điều rõ ràng rằng, một khi cơ cấu đầu tư nguồn - lưới chưa hợp lý thì kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề truyền tải và phân phối điện. Bài viết dưới đây của PGS, TS. Bùi Huy Phùng đã thẳng thắn đề cập đến những bất hợp lý của thực trạng đầu tư phát triển nguồn và lưới điện Việt Nam hiện nay. Từ những số liệu sát thực, phân tích, đánh giá, đến những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng, nhằm xem xét lại cách tính toán chi tiết về nhu cầu nguồn - lưới điện để việc phân bổ vốn đầu tư cho lĩnh vực này trở nên hợp lý hơn.
Nhật ký Năng lượng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Nhật ký Năng lượng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Cuối năm 2010, thương hiệu EVN như bị nung đỏ bởi sức nóng tại hội trường Quốc hội. Nhiều đại biểu Quốc hội đã yêu cầu xem xét năng lực cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. ĐB Bùi Văn Tĩnh (tỉnh Hòa Bình) nhấn mạnh: “Việc thiếu điện vẫn tiếp tục diễn ra gây ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển kinh tế, xã hội”; ĐB Huỳnh Ngọc Đáng nêu ý kiến: “Thiếu điện đang là nỗi bức xúc trong dư luận. Điện còn là chỉ số hài lòng của người dân đối với Chính phủ. Vì chúng ta không thể nói đến chuyện phát triển kinh tế, xã hội nếu không có nguồn điện ổn định”.
Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 1)

Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 1)

Tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính, dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong quá trình phát triển. Bài báo trình bày về vai trò của năng lượng tái tạo (NLTT) trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Quốc gia thông qua những những nét chính về hiện trạng hoạt động năng lượng; mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của tăng trưởng xanh; tiềm năng và khả năng khai thác NLTT ở Việt Nam; sử dụng NLTT hiện nay, triển vọng trong thời gian tới và đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển NLTT cho Chiến lược tăng trưởng xanh.
EVN khai thác cao các nguồn nhiệt điện than và khí

EVN khai thác cao các nguồn nhiệt điện than và khí

Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cho biết, trong tháng 5/2013, EVN đã đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sản lượng điện toàn hệ thống đạt 11,814 tỷ kWh (trong đó thuỷ điện chiếm 33,9%, nhiệt điện than chiếm 26,1%, nhiệt điện khí 35,7%). Sản lượng điện trung bình đạt 381,1 triệu kWh/ngày. Lũy kế 5 tháng năm 2013, sản lượng toàn hệ thống đạt 52,82 tỷ kWh, tăng 10,89% so với cùng kỳ năm 2012.
Sự cố đường dây 500kV và vấn đề an toàn hệ thống điện

Sự cố đường dây 500kV và vấn đề an toàn hệ thống điện

Sự cố bất khả kháng xảy ra lúc 14 giờ 19 ngày 22-5, trên đường dây 500kV đoạn Di Linh - Tân Định (ở khoảng trụ 1072 - 1073) đã làm mất liên kết hệ thống điện 500kV Bắc - Nam, gây mất điện ở TP HCM và một số tỉnh lân cận. Qua điều tra cho thấy, sự cố do xe cần cẩu đi vào hành lang đường dây 500kV để cẩu cây, cây đập vào đường dây 500kV gây ra chập mạch, gần trạm biến áp 500kV Tân Định. Hiện tại hệ thống điện ở miền Nam đã vận hành an toàn và ổn định, tuy nhiên sau sự cố hy hữu này, rõ ràng còn có nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, đặc biệt là trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện của đất nước trong những năm sắp tới. Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi có bài phân tích, bình luận về vấn đề này...
'Chính sách giá năng lượng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý'

'Chính sách giá năng lượng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý'

Tại diễn đàn “Năng lượng: Đầu tư và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 9/5/2013, tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), ông Trần Viết Ngãi cho rằng, bất cập lớn nhất hiện nay của Việt Nam là chưa thực hiện quy hoạch tổng thể năng lượng, bao gồm các phân ngành: điện, than, dầu khí. Mặt khác, chính sách giá năng lượng của Việt Nam còn thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý...
EVN sẽ khai thác đối đa nguồn nhiệt điện và nhập khẩu

EVN sẽ khai thác đối đa nguồn nhiệt điện và nhập khẩu

Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cho biết, 4 tháng đầu năm 2013, trong bối cảnh tình hình thủy văn có nhiều biến động, hạn hán nặng ở miền Trung và Tây Nguyên, tuy nhiên, EVN đã nỗ lực phấn đấu vận hành hệ thống điện đạt hiệu quả kinh tế, khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than và nhiệt điện khí, đặc biệt đã kết hợp vận hành hợp lý các nhà máy thuỷ điện để đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ phát triển kinh tế xã hội đồng thời đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩy mặn và cấp nước phục vụ sinh hoạt cho hạ du.
Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm 1 tỷ kWh điện trong năm 2013

Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm 1 tỷ kWh điện trong năm 2013

Theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm nay đã được Bộ Công Thương ban hành, trên 133,4 tỷ kWh là tổng sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu toàn quốc của năm nay, tăng 11% so với năm 2012; trong đó, điện nhập khẩu từ Trung Quốc gần 3,7 tỷ kWh, tăng 1 tỷ kWh so với mức nhập khẩu năm trước.
Điện hạt nhân - Sự lựa chọn của Việt Nam

Điện hạt nhân - Sự lựa chọn của Việt Nam

Việt Nam, cũng như các nước châu Á khác, là những quốc gia đang công nghiệp hóa rất cần đảm bảo an ninh năng lượng. Những nguồn phát điện có công suất đủ lớn để đóng vai trò động lực cho nền kinh tế hiện nay bao gồm: than, dầu, khí, thủy năng và hạt nhân. Các dạng năng lượng tái tạo khác như: Mặt trời, gió, sinh khối, thủy triều, địa nhiệt… đều đáng quan tâm nghiên cứu và từng bước sử dụng một cách hợp lý.
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 2)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 2)

Sự hình thành và phát triển của hệ thống năng lượng Việt Nam (HTNL) trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã bộc lộ một số điểm yếu có thể ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến an ninh năng lượng quốc gia (ANNL).
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động