RSS Feed for Điện hạt nhân Ninh Thuận Thứ tư 08/05/2024 08:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Điện hạt nhân ở Việt Nam - Nên tiến, hay lùi?

Điện hạt nhân ở Việt Nam - Nên tiến, hay lùi?

Tiến hay lùi, với điện hạt nhân của Việt Nam sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định. Nhưng PGS, TS. Vương Hữu Tấn [*] - người có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này cho rằng: Điện hạt nhân là cần thiết với nước ta, đặc biệt khi Chính phủ đã cam kết zero carbon vào năm 2050.
Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị giữ lại mặt bằng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị giữ lại mặt bằng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa gửi Quốc hội Báo cáo giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2021. Theo đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ Quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 4]

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 4]

Với những phân tích, đánh giá (trong các kỳ 1,2,3), các chuyên gia kiến nghị: Chính phủ cần sớm đưa điện hạt nhân vào xem xét như là một nguồn điện trong tương lai để đáp ứng nhu cầu điện năng, đặc biệt xem xét trong khi xây dựng Quy hoạch điện 8. Đồng thời, giữ các địa điểm Phước Dinh (Ninh Thuận 1) và Vĩnh Hải (Ninh Thuận 2) tại Ninh Thuận cho việc phát triển điện hạt nhân trong tương lai, vì hiện nay vấn đề cung cấp điện năng đang là nhiệm vụ lớn, quan trọng, cần đi trước một bước, đặc biệt các nguồn điện chạy phụ tải cơ sở (chỉ có thể là thuỷ điện công suất lớn, nhiệt điện và điện hạt nhân).
Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 3]

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 3]

Đánh giá địa điểm là nhằm xác định phẩm chất của địa điểm trên mọi khía cạnh, đặc biệt là trên quan điểm an toàn. Đánh giá địa điểm còn nhằm xác định ra các giá trị cực đoan nhất của các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới an toàn nhà máy. Bộ các giá trị cực đoan nhất của các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo này được sử dụng như các giá trị ban đầu để thiết kế nhà máy, do đó, chúng còn được gọi là "Các cơ sở thiết kế - Design Basics". Ví dụ, cấp động đất cao nhất có thể xảy ra tại khu vực địa xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong vòng 10.000 năm là 7 độ Richter thì thiết kế nhà máy phải có đủ khả năng chống lại động đất cấp 7 trở lên tại địa điểm đó.
Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 2]

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 2]

Trên cơ sở danh sách 10 địa điểm thí sinh, các cơ quan chuyên ngành đã chọn ra 3 địa điểm có trọng số cao nhất bao gồm: Vĩnh Hải, Phước Dinh (Ninh Thuận) và Hoà Tâm (Phú Yên) để nghiên cứu sâu hơn trong dự án "Nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam".
Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 1]

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 1] 3

Hiện tại, theo kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương điều chỉnh chuyển đổi mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Vấn đề đặt ra là: Để xác định được 2 địa điểm này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá; thực hiện một khối lượng lớn công việc một cách khoa học, công phu và tốn kém... Vậy, có nên nóng vội chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng 2 địa điểm đã chọn nêu trên hay giữ lại cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai? Để có thêm thông tin cho quyết định cuối cùng, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với độc giả loạt bài viết tóm tắt về quá trình tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Chuyên đề bao gồm 4 kỳ: [1] Tìm kiếm địa điểm tiềm năng, sàng lọc và xác định các địa điểm thí sinh; [2] So sánh, xếp thứ tự ưu tiên 3 địa điểm thí sinh có trọng số cao nhất; [3] Đánh giá 2 địa điểm đã lựa chọn; [4] Kết luận và kiến nghị.
Nhân lực luôn sẵn sàng khi dự án điện hạt nhân tái khởi động

Nhân lực luôn sẵn sàng khi dự án điện hạt nhân tái khởi động

Trong buổi lễ bế giảng khóa học về công nghệ lò phản ứng lần thứ Tư, ông Đặng Hoàn Thành, Phó Viện trưởng Viện Khoa học - Kỹ thuật hạt nhân (KHKTHN) cho rằng, mặc dù dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã dừng lại, song việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức về công nghệ lò phản ứng trên thế giới vẫn phải luôn được quan tâm, ưu tiên thực hiện. Việc này giúp cho các cán bộ trong nước luôn theo sát tình hình phát triển công nghệ hạt nhân trên thế giới và sẵn sàng tham gia hỗ trợ khi các dự án nhà máy điện hạt nhân được khởi động trở lại.
Vì sao năng lượng tái tạo không thể thay thế điện hạt nhân?

Vì sao năng lượng tái tạo không thể thay thế điện hạt nhân? 1

Điện hạt nhân là nguồn cung cấp năng lượng sạch với độ ổn định và tin cậy cao, các loại nguồn khác khó có thể thay thế. Phát triển điện hạt nhân góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Điện hạt nhân và tái cơ cấu quy hoạch dài hạn (Bài 2)

Điện hạt nhân và tái cơ cấu quy hoạch dài hạn (Bài 2) 1

Nếu muốn có "kinh tế tri thức" thì "điện hạt nhân" chính là một lựa chọn đúng đắn. Bởi điện hạt nhân là một công nghệ có hàm lượng tri thức cao nhất trong các công nghệ năng lượng hiện nay, bắt buộc chúng ta phải vượt qua chính mình để vươn tới một đỉnh cao trí tuệ.
Quốc hội tham khảo ý kiến chuyên gia về điện hạt nhân

Quốc hội tham khảo ý kiến chuyên gia về điện hạt nhân 1

Kinh nghiệm của các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các quốc gia phát triển sẽ là cơ sở khoa học để Việt Nam xây dựng chính sách pháp luật trong quản lý và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trong thời gian tới... là mong muốn được đưa ra tại hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia trong nước, quốc tế về chính sách phát triển năng lượng nguyên tử, do UB Khoa học Công nghệ và Môi trường (Quốc hội) phối hợp với Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) và Quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung (Cộng hòa Liên Bang Đức) tổ chức ngày 5/10 tại Hà Nội.
Khởi đầu mới của nền công nghiệp điện hạt nhân

Khởi đầu mới của nền công nghiệp điện hạt nhân

Vào đầu tháng 8/2016, tổ máy số 6 Nhà máy Điện hạt nhân (ĐHN) Novovoronezh của Nga đã đấu nối thành công với hệ thống điện quốc gia Liên bang Nga. Đây là một mốc sự kiện quan trọng cho ngành công nghiệp này, bởi vì nó khởi đầu một thời kỳ mới của điện hạt nhân công nghệ thế hệ 3+ - công nghệ hiện đại và an toàn nhất hiện nay của ngành, cân nhắc và rút kinh nghiệm từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Việt - Nga nhất trí tiếp tục xây nhà máy điện hạt nhân

Việt - Nga nhất trí tiếp tục xây nhà máy điện hạt nhân

Nga và Việt Nam đã nhất trí tiếp tục hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam - Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov cho biết tại khóa họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - LB Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học, được tổ chức tại Saint-Petersburg, ngày 21/9.
Trường đại học Ảo ACU đến Việt Nam tìm hiểu về NLNT

Trường đại học Ảo ACU đến Việt Nam tìm hiểu về NLNT

Chiều 12/6, gần 50 thành viên của Trường Đại học Ảo Đông Nam Á (Asean Ciber University - ACU) đã đến Trung tâm Thông tin Năng lượng Nguyên tử (ICONE) tại Hà Nội để tìm hiểu về phát triển năng lượng nguyên tử của Việt Nam.
Lò phản ứng thế hệ 3+ chuẩn bị phát điện

Lò phản ứng thế hệ 3+ chuẩn bị phát điện

Tổ hợp năng lượng số 6 sử dụng lò phản ứng VVER thế hệ 3+ của Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh sẽ ở mức công suất năng lượng tối thiểu được kiểm soát vào giữa tháng 5/2016.
Chia sẻ của sinh viên Việt Nam đào tạo về ĐHN tại Nga

Chia sẻ của sinh viên Việt Nam đào tạo về ĐHN tại Nga

Nga và Việt Nam đã bắt tay thực hiện chương trình đào tạo nhân lực cấp cao cho ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân tại Việt Nam từ năm 2010. Đến năm 2015, đã có hơn 400 sinh viên Việt Nam - nguồn nhân lực tương lai cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I được ROSATOM xây dựng tại Việt Nam theo thỏa thuận liên chính phủ ký kết năm 2010 giữa hai nước.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động