RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Nguyễn Thành Sơn | Trang 1 Thứ ba 07/05/2024 02:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
du thao luat dien luc sua doi gop y chung va de xuat lam ro mot so dieu khoan

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Góp ý chung và đề xuất làm rõ một số điều khoản

Luật Điện lực năm 2004, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 3 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022), đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực… Đóng góp thêm ý kiến cho Luật Điện lực (sửa đổi) lần này, TS. Nguyễn Thành Sơn đã có các nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung dưới đây.
nang luong sinh khoi ky 1 ban chat khoa hoc chu ky san luong sinh khoi

Năng lượng sinh khối [kỳ 1]: Bản chất khoa học, chu kỳ, sản lượng sinh khối

Khai bút đầu xuân Quý Mão, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu chuyên đề về năng lượng sinh khối của các tác giả: Phan Ngô Tống Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), Nguyễn Thành Sơn - Chuyên gia tư vấn năng lượng. Nội dung các bài báo bao gồm: Bản chất khoa học, thành phần hóa học; sản lượng, năng suất; vòng đời/chu kỳ; mức độ sử dụng sinh khối; vấn đề lương thực và năng lượng; sử dụng đất cho sinh khối; sinh khối và môi trường, biến đổi khí hậu v.v... Rất mong được bạn đọc cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến.
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky 18

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 18]

Tiếp theo nội dung cuộc tọa đàm (trực tuyến) trong khuôn khổ tuyên truyền phổ biến Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị do Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện, dưới đây, TS. Nguyên Thành Sơn sẽ làm rõ thêm một số vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky 17

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 17]

Trong khuôn khổ tuyên truyền phổ biến Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã tổ chức cuộc tọa đàm (trực tuyến) với TS. Nguyễn Thành Sơn - Khoa Quản lý Công nghiệp Năng lượng - Đại học Điện lực Hà Nội về đề tài “Thiên nhiên, con người và năng lượng”. Dưới đây là tóm tắt nội dung (phần 1) cuộc tọa đàm này.   
mot goc nhin khac ve viec dieu chinh gia dien 2019

Một góc nhìn khác về việc điều chỉnh giá điện 2019

TS. Nguyễn Thành Sơn - Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có bài phân tích: Hậu quản thế nào, nếu Việt Nam không điều chỉnh giá điện? Tôi rất tâm đắc với bài viết, bởi đã giúp cho công chúng hiểu về việc tăng giá điện là việc làm cần thiết, tuy nhiên tôi cũng muốn bổ sung thêm một số lợi ích của việc TĂNG GIÁ ĐIỆN dưới một góc nhìn khác, là giải pháp cốt lõi, căn cơ có tính lâu dài để đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế.  
hau qua se the nao neu viet nam khong dieu chinh gia dien

Hậu quả sẽ thế nào, nếu Việt Nam không điều chỉnh giá điện?

Trên công luận hiện đang có những ý kiến bình luận, đánh giá khác nhau về việc tăng giá điện. Theo TS. Nguyễn Thành Sơn - Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, từ trước đến nay, các phương tiện thông tin đại chúng thường chỉ đề cập nhiều đến những hậu quả của việc "tăng giá điện", nhưng ít khi (gần như chưa bao giờ) đề cập đến hậu quả của việc "không tăng giá điện". Việc không tăng giá điện sẽ đồng nghĩa với việc không có tái sản xuất mở rộng của ngành năng điện (không có tích lũy để phát triển các dự án điện). Không có "tái sản xuất mở rộng" (theo nguyên lý kinh tế thị trường) thì việc "đi trước một bước" của ngành điện chỉ là khẩu hiệu vô nghĩa.
vi sao nhiet dien cao ngan nam trong tp thai nguyen

Vì sao Nhiệt điện Cao Ngạn nằm trong TP Thái Nguyên?

Gần như đồng thời với tổ hợp than - điện Na Dương (Lạng Sơn), việc chuẩn bị đầu tư tổ hợp than - điện Cao Ngạn (Thái Nguyên) cũng được Ban Chuẩn bị Đầu tư của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiến hành. (Bài báo dưới đây của TS. Nguyễn Thành Sơn được viết nhân dịp thăm lại Nhà máy Nhiệt điện Na Dương và Cao Ngạn...).
chua co gi de thay the nhiet dien than tren toan cau

Chưa có gì để thay thế nhiệt điện than trên toàn cầu

Năng lượng tái tạo trên toàn cầu mặc dù được đầu tư ngày một lớn, nhưng sản lượng điện phát ra thấp. Xét về mặt kỹ thuật, để hệ thống điện vận hành ổn định, tỷ trọng của phong điện và quang điện không nên cao hơn 25%. Đức là quốc gia có công suất quang điện công nghệ PV lớn nhất, nhưng tỷ trọng quang điện trong tổng sản lượng điện cũng chỉ ở mức rất khiêm tốn 5% (năm 2014). Còn ở Việt Nam, việc thay thế nhiệt điện than bằng điện gió và điện mặt trời là khó khả thi về mặt kinh tế... Nhân dịp Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Thành Sơn để làm rõ thêm vai trò nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
nhap khau than cua viet nam hien trang va xu the

Nhập khẩu than của Việt Nam: Hiện trạng và xu thế

Vào năm 2013, Việt Nam đã nhập tàu than năng lượng đầu tiên sau 120 năm liên tục xuất khẩu loại than này ra thế giới. Riêng than mỡ và than ngọn lửa dài, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu từ những năm 1960. Điều đặc biệt, mặc dù gia nhập nhóm các nước phải nhập khẩu than quá muộn, Việt Nam đang ngày càng trở thành một đối tác lớn trên thị trường nhập khẩu than quốc tế. Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện về hiện trạng, cũng như xu thế nhập khẩu than của nước ta trong tương lai tới, Tạp chí Năng lượng Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của các chuyên gia: Phan Ngô Tống Hưng và Nguyễn Thành Sơn dưới đây.
thi truong than viet nam viet nam 2016

Thị trường than Việt Nam viết năm 2016

Qua số liệu nhập khẩu than, xuất khẩu than năm 2016 được các chuyên gia: Phan Ngô Tống Hưng và Nguyễn Thành Sơn đề cập dưới đây cho thấy, thị trường than của Việt Nam đã phá vỡ mọi quy hoạch của Bộ Công Thương. Dó đó, chúng tôi cho rằng, tính thời sự của thị trường than Việt Nam "viết năm 2016" vẫn còn nguyên giá trị. Còn nguyên nhân nào và ai đã phá vỡ thị trường than Việt Nam? Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích trong kỳ tới.
chua the thay nhiet dien than bang phong dien ky 1

Chưa thể thay nhiệt điện than bằng phong điện [Kỳ 1]

Mặc dù tăng trưởng rất nhanh về công suất, nhưng sản lượng của điện gió (phong điện) chỉ chiếm 3% (khoảng 706 TWh/2014) trong tổng sản lượng điện của thế giới. Với Việt Nam, để giảm được 70 triệu tấn than phải nhập khẩu hàng năm, cần xây dựng khoảng 48,3GW công suất phong điện (bằng gần 1/3 công suất nguồn điện này của Trung Quốc). Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chúng ta cần có công suất phong điện lớn hơn công suất của nhiệt điện than 3,25 lần. Tương tự, vốn đầu tư sẽ phải cao hơn 4,06 lần và giá điện sẽ tăng lên tương ứng (vì phong điện chỉ có thành phần “giá công suất”), vv… Và tránh trường hợp rã lưới, chúng ta cần khảo sát đánh giá khoa học có tính đến xác suất sự cố của các nguồn khác. Để bạn đọc có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây của TS. Nguyễn Thành Sơn - TGĐ New Technology Solutions.
phan bien ve du bao nhu cau than cua viet nam den nam 2050

Phản biện về 'Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050'

Sau khi Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn đăng bài viết về "Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050" của TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH - Vinacomin, TS Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) có ý kiến phản biện và nhận xét như sau:
bon noi dung quan trong trong tai co cau nganh than viet nam

Bốn nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành Than Việt Nam

Sau khi bài viết "10 lý do phải tái cơ cấu ngành Than Việt Nam" của TS Nguyễn Thành Sơn được xuất bản, Tòa soạn NangluongVietnam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tâm huyết, sâu sắc, toàn diện, mang tính xây dựng cao, nhằm góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)... Dưới đây là bình luận và đề xuất tái cơ cấu ngành Than Việt Nam của bạn Nguyễn Văn Thắng vừa gửi tới Tòa soạn.
ket thuc tranh luan di doi nha may sang tuyen than nam cau trang

Kết thúc tranh luận: Di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng

Sau một thời gian mở cuộc tranh luận về việc nên hay không nên di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng của Công ty tuyển than Hòn Gai từ trung tâm thành phố Hạ Long ra khu vực khai thác của mỏ Suối Lai, thuộc phường Hà Khánh (cách trung tâm thành phố 7km), Tạp chí Năng lượng Việt Nam cùng NangluongVietnam Online đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước.
di doi nha may sang tuyen than nam cau trang chon phuong an nao

Di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng: Chọn phương án nào?

Sau khi UBND TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) công bố di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng của Công ty tuyển than Hòn Gai từ trung tâm thành phố Hạ Long ra khu vực khai thác của mỏ Suối Lai, thuộc phường Hà Khánh (cách trung tâm thành phố 7km), nhiều chuyên gia đã có những phản biện về chủ trương này. Theo TS Nguyễn Thành Sơn, hiện nay, muộn còn hơn không bao giờ, hãy cùng nhau minh bạch, lắng nghe các ý kiến phản biện, trao đổi một cách thiện chí dù chỉ một lần để cân nhắc, xem xét để đưa ra các quyết định. Là người gắn bó hơn 30 năm với vùng than Hòn Gai, đã từng chủ trì lập quy hoạch ngành, TS Sơn khẳng định: Sẵn sàng đề xuất công khai phương án tối ưu (tiết kiệm 6.000 tỷ đồng), khác hẳn với các quyết định đã được thông qua.
Trang tiếp
Phiên bản di động