RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Luật dầu khí | Trang 2 Thứ bảy 18/05/2024 13:46
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky 2

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 2]

Trước khi đề cập đến những vấn đề cấp bách, cần ưu tiên giải quyết sớm (10 năm tới) trong Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam (như điều chỉnh Luật Dầu khí, Luật Điện lực; Quy hoạch dài hạn về nhập khẩu nhiên liệu than, khí hóa lỏng; Phát triển các cơ sở hạ tầng năng lượng; Cơ cở cho phát triển nhanh, hợp lý nguồn điện mặt trời, điện gió; Hoàn thiện hành lang pháp lý cho ngành Dầu khí Việt Nam; Xuất, nhập khẩu năng lượng; Tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; Chính sách giá điện; Tái cơ cấu ngành điện; Vấn đề điện hạt nhân trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu v.v…), Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật về hiện trạng, xu thế phát triển năng lượng, cũng như các phân ngành năng lượng trên toàn cầu để bạn đọc cùng tham khảo. 
luat dau khi dang xung dot voi luat dau tu

“Luật Dầu khí đang ‘xung đột’ với Luật Đầu tư”

Tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì mới đây, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Luật Đầu tư hiện tại đang xung đột với Luật Dầu khí. 
giai phap nao cho pv drilling vuot kho

Giải pháp nào cho PV Drilling vượt khó?

Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành hẹp, luôn tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là khoan và các dịch vụ liên quan đến khoan nên hoạt động SXKD của Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) chịu tác động trực tiếp từ sự suy giảm của thị trường dầu khí khi tất cả các công ty dầu khí rút ngắn chương trình khoan cắt giảm khối lượng công việc. Các tác động này dẫn đến việc giàn khoan tự nâng của PV Drilling không có đủ việc làm, hoặc chỉ có việc làm ngắn hạn với đơn giá cho thuê thấp, thậm chí thấp hơn giá vốn (hiện đơn giá giảm khoảng 65% so với năm 2014).
hoan thien the che de thu hut dau tu dau khi o them luc dia viet nam ky cuoi

Hoàn thiện thể chế để thu hút đầu tư dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam [Kỳ cuối]

Trong các nước khai thác dầu mỏ ở châu Á - Thái Bình Dương hiện nay thì hợp đồng phân chia sản phẩm PSC của Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có chính sách phân chia lợi nhuận khắc nghiệt nhất, do tỷ phần chia lợi nhuận Chính phủ quá cao. Ngoài ra, khi giá dầu, hoặc sản lượng khai thác thay đổi giảm thì chính sách tài chính hiện tại càng thể hiện rõ những bất cập trong quản lý và vận hành mỏ.
hoan thien the che de thu hut dau tu dau khi o them luc dia viet nam ky 1

Hoàn thiện thể chế để thu hút đầu tư dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam [Kỳ 1]

Với hiện trạng các dự án mỏ dầu khí có nguy cơ chậm tiến độ và nhằm tránh để các nhà đầu tư trong nước, cũng như nước ngoài quan ngại về một môi trường đầu tư thiếu bền vững, TS. Nguyễn Xuân Huy - Giảng viên Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu Khí (Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh) có loạt bài viết dành riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam về chủ đề: "Đổi mới chính sách tài chính và Luật Dầu khí trong hợp đồng phân chia sản phẩm nhằm khuyến khích, thu hút các hoạt động dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam".
nhieu bat cap dang can tro nganh dau khi phat trien

Nhiều bất cập đang cản trở ngành Dầu khí phát triển

Tại buổi làm việc với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã kiến nghị sửa đổi các bất cập trong Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Dầu khí… nhằm “cởi trói” cho các doanh nghiệp dầu khí hoạt động bởi các bất cập này đang là tác nhân cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, khiến các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dầu khí nói riêng không được cạnh tranh công bằng trên chính sân nhà.
hoan thien khung phap ly cho dau tu dau khi thuong nguon

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư dầu khí thượng nguồn

Các hoạt động thăm dò dầu khí đã diễn ra từ rất sớm ở thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 6/7/1993 Quốc hội mới thông qua Luật Dầu khí lần đầu tiên và ngày 11/11/2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 139/2005/NĐ-CP về việc ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí và ngày 22/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm (PSC) dầu khí thay thế cho Nghị định số 139/2005/NĐ-CP. Trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả sẽ đề cập tới sự khác nhau giữa hai Nghị định trên, đề xuất một số sửa đổi cần thiết để cải thiện và làm rõ hơn PSC mẫu của Việt Nam.
luan ban ve mot so sua doi can thiet doi voi psc viet nam ky cuoi

Luận bàn về một số sửa đổi cần thiết đối với PSC Việt Nam [Kỳ cuối]

Việc ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm (PSC) là một bước tiến của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý thượng nguồn. Tuy nhiên, để có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, Chính phủ cần cân nhắc xem xét các sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách, đặc biệt là Nghị định 33/2013/NĐ-CP để có thể tăng lòng tin và làm an lòng các nhà thầu dầu khí đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào việc tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam.
luan ban ve mot so sua doi can thiet doi voi psc viet nam ky 1

Luận bàn về một số sửa đổi cần thiết đối với PSC Việt Nam [Kỳ 1]

Các hoạt động thăm dò dầu khí đã diễn ra từ rất sớm ở thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 6/7/1993 Quốc hội mới thông qua Luật Dầu khí lần đầu tiên và ngày 11/11/2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 139/2005/NĐ-CP về việc ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí và ngày 22/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm (PSC) dầu khí thay thế cho Nghị định số 139/2005/NĐ-CP. Trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả sẽ đề cập tới sự khác nhau giữa hai Nghị định trên, đề xuất một số sửa đổi cần thiết để cải thiện và làm rõ hơn PSC mẫu của Việt Nam.
hoan thien the che de nganh dau khi viet nam tiep tuc phat trien

Hoàn thiện thể chế để ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục phát triển

Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hiện đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Trong bối cảnh này, cần có sự đánh giá chính xác, khách quan tình hình hiện tại, dự báo xu thế thế giới, đề xuất điều chỉnh chiến lược cho giai đoạn tới. Đây là một việc rất lớn, cần đầu tư thời gian, công sức một cách bài bản. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, chúng tôi muốn đóng góp một số ý nhỏ liên quan đến hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước đối với công nghiệp dầu khí Việt Nam. Theo tác giả, đây là một trong những vấn đề cần bàn luận, thống nhất quan điểm, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế trong thời gian qua, tạo điều kiện cho việc tái cơ cấu toàn diện ngành Dầu khí Việt Nam thành công.
phuong an tai co cau toan dien cua pvn

Phương án tái cơ cấu toàn diện của PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có công văn gửi Bộ Công Thương về Đề án Tái cơ cấu toàn diện PVN giai đoạn 2017 - 2025.  Điều đáng chú ý trong Đề án này là việc PVN đề xuất ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, trong đó quy định đặc thù cho lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện của Luật chuyên ngành, phù hợp với thông lệ quốc tế.
dau khi viet nam tinh dac thu va nhung bat cap cua co che ky 2

Dầu khí Việt Nam: Tính đặc thù và những bất cập của cơ chế [Kỳ 2]

Thực tế cho thấy, Luật Dầu khí của Việt Nam hiện chỉ tập trung điều chỉnh các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, chưa mở ra cho các lĩnh vực khác. Với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng lúc phải thực hiện chức năng sản xuất, kinh doanh và một phần chức năng quản lý nhà nước về dầu khí. Mặt khác, chúng ta còn thiếu những định hướng, cơ chế chính sách xã hội hoá (chưa có định hướng cụ thể bằng thể chế, cơ chế để phát huy sức mạnh, thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước tham gia phát triển ngành Dầu khí Quốc gia).
quy dinh chi tiet mot so dieu cua luat dau khi

Quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
Trang trước
Phiên bản di động