Quy trình 'khép kín' cho thợ lò Mông Dương
08:59 | 03/03/2013
>> Bảy nhóm giải pháp phát triển ngành Than năm 2013
>> Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinacomin
>> Tạo bước phát triển đột phá cho Vinacomin
>> Bộ trưởng Vũ Đức Đam: "Dừng đầu tư cảng Kê Gà là hợp lý"
Nếu như trước, thợ lò phải đến nơi cấp phát nhận quần áo bảo hộ lao động nhưng nay tất cả đều được bộ phận phục vụ giặt sạch và để gọn gàng trong ngăn tủ cá nhân riêng của mỗi người. Nhờ vậy, đã thiết thực tiết kiệm thời gian lao động sống trong ca sản xuất và tạo được tác phong công nghiệp cho thợ lò.
Chuẩn bị BHLĐ tại tủ cá nhân thợ lò
Nhiều năm trở lại đây, Công ty CP Than Mông Dương luôn là một trong những đơn vị tiêu biểu trong Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động bởi song song với phát triển sản xuất, lãnh đạo đơn vị đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động. Công đoàn Công ty đã tích cực phối hợp cùng chuyên môn chăm lo cho công nhân từ khâu ăn, ở, đi lại dưới hầm lò và trên mặt bằng, triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân, cải tạo lại cảnh quan môi trường nơi làm việc, sinh hoạt.
Bên cạnh những trang thiết bị cơ bản đã được cơ giới hóa ở hầu hết các công đoạn sản xuất và phục vụ sản xuất, Công ty còn đầu tư thêm nhiều thiết bị phục vụ, thiết thực cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như mua thêm máy xúc lật hông, máy khoan 2 cần CMJ, đưa tời chở người từ - 97,5 xuống -250 ở khu đông; hệ thống tời hỗ trợ người từ - 97,5 xuống -250 ở trung tâm và cánh tây, cơ khí hóa toàn bộ các công việc bóc xếp vận chuyển vật liệu chống, chèn đã giải tỏa toàn bộ lao động thủ công ở khâu này - một khâu chiếm nhiều lao động thủ công…
Cùng với mua sắm trang thiết bị, Công ty đã tập trung nghiên cứu cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động ở mọi vị trí sản xuất, mở rộng nhà tắm giặt, cải tạo hệ thống thông gió để giảm nhiệt độ trong phòng sấy, xây dựng nhà tắm nữ công nhân, sửa chữa nâng cấp nhà ăn, đưa dây truyền chở người vào mức -250… Mới đây nhất là hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình “thi công chuyển đổi hệ thống cấp phát bảo hộ lao động từ trực tiếp sang gián tiếp theo quy trình khép kín”.
Giặt BHLĐ bằng máy tự động
Theo bà Nguyễn Thị Hà - Trưởng ban Nữ công Than Mông Dương, xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, Ban chấp hành Công đoàn Công ty đã giao cho Ban Nữ công thực hiện công trình này với khối lượng công việc chính là chuyển đổi hệ thống cấp phát BHLĐ từ trực tiếp sang gián tiếp theo quy trình chuẩn bị và kết thúc ca sản xuất.
Cụ thể đã dỡ bỏ toàn bộ mái nhà điều hành sản xuất và thay lắp lại bằng mái nhà hợp kim nhôm; lắp đặt máy vận chuyển quần áo, ủng BHLĐ; vận chuyển thay tủ đựng BHLĐ cũ bằng tủ mới INOX loại 6 ngăn; di chuyển tủ cũ phục vụ nhà tắm công nhân, thêu tên, số thẻ quần, áo, khăn, cho toàn bộ công nhân… Với tổng giá trị đầu tư công trình 13 tỷ đồng, 190 người tham gia thi công, công trình đã hoàn thành trước một tuần so với kế hoạch đặt ra.
Công trình đã phục vụ kịp thời cho toàn bộ công nhân làm việc dưới hầm lò với 1.950 người trong 3 ca sản xuất và mang lại hiệu quả cao. Công nhân làm việc trong hầm lò mỗi người có một ngăn tủ riêng, trong đó quần áo bảo hộ lao động hàng ngày được bộ phận phục vụ đưa vào, người lao động khi đi làm chỉ việc đến tủ của mình lấy bảo hộ lao động và thay quần áo sạch. Khi hết ca, quần áo BHLĐ bẩn lại được bộ phận phục vụ phân loại và giặt cho vào tủ. Chính vì vậy đã tiết kiệm được thời gian lao động sống trong ca sản xuất và tạo được tác phong công nghiệp cho công nhân thợ lò, đồng thời giảm được số người trong dây truyền phục vụ trước đây từ 5-7/ người/ca.
Trước khi chính thức đưa công trình vào sử dụng, Công đoàn Công ty đã dành nhiều thời gian phổ biến, hướng dẫn cho công nhân thực hiện theo quy trình mới. Đến nay, thợ lò Mông Dương đã “vào guồng”, thuần thục. Khi được hỏi, hầu hết thợ lò như anh Đỗ Văn Cường (số thẻ 6001), thợ lò bậc 5/6, công trường đào lò 2; anh Phạm Văn Ngọc (số thẻ 6659), công nhân công trường khai thác 7; anh Hoàng Văn Tú, thợ lò bậc 4/6, công trường đào lò 4… đều có chung ý kiến rất hài lòng với mô hình phục vụ khép kín, khoa học này.
Như vậy, chính sự quan tâm, động viên bằng những việc làm thiết thực của Công ty đã giúp thợ lò luôn yên tâm, gắn bó lâu dài với Than Mông Dương - một trong những đơn vị ở nơi xa xôi của vùng Than Quảng Ninh.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Lý Quang Diệu nói về Trung Quốc bằng giọng khác
Ý đồ của Trung Quốc ‘đổ tiền’ vào Campuchia là gì?
Vụ Philippines kiện Trung Quốc: Đến lúc điều chỉnh quan điểm?
Nữ tổng thống Hàn Quốc trước thách thức Triều Tiên
Có tàu khu trục tàng hình, Trung Quốc 'đảm bảo chiến thắng'?
Cuộc chiến tranh lạnh trên không gian của các nước lớn
Minh Châu (Tạp chí Than Việt Nam)