RSS Feed for Phát triển nguồn khí trong nước, LNG nhập khẩu cho sản xuất điện gặp khó khăn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 08:28
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát triển nguồn khí trong nước, LNG nhập khẩu cho sản xuất điện gặp khó khăn

 - Các dự án thành phần trong chuỗi dự án khí, điện có quan hệ chặt chẽ, đồng bộ với nhau trong việc triển khai và các chủ đầu tư dự án phát triển mỏ chỉ quyết định khai thác khi đảm bảo nguồn khí đầu ra được sử dụng hết. Tuy nhiên, theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN): Hiện chưa có quy định pháp lý, hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc bao tiêu một phần, hoặc toàn bộ lượng khí khai thác ở thượng nguồn của các nhà máy điện dẫn đến khó khăn cho các bên trong công tác đàm phán hợp đồng mua bán khí (GSA), cũng như họp đồng mua bán điện (PPA), ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến độ của cả chuỗi dự án.
Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Nhìn từ các kiến nghị của PVN và EVN Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Nhìn từ các kiến nghị của PVN và EVN

Sau kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tới Đoàn giám sát của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội hỗ trợ thúc đẩy Chính phủ trong Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa nêu 3 kiến nghị với Đoàn giám sát Quốc hội xoay quanh các dự án hạ nguồn. Nhân sự kiện này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp và có một vài đánh giá về các kiến nghị của PVN, EVN.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 2]: Góc nhìn chuyên gia về công tác quản lý Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 2]: Góc nhìn chuyên gia về công tác quản lý

Theo nhìn nhận của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Trong bối cảnh ngành điện, ngành than đang gặp nhiều khó khăn, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt được những thành tựu kỷ lục trong năm 2022, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao, là nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo, cũng như gần 60 nghìn cán bộ, công nhân viên Tập đoàn trên khắp các vùng, miền của đất nước. Trong đó, nổi bật vai trò của Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng và Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng.

Phát triển chuỗi dự án khí, điện sử dụng khí tự nhiên trong nước:

Chuỗi dự án khí, điện sử dụng khí tự nhiên trong nước, bao gồm các dự án thành phần - đó là dự án thượng nguồn (phát triển mỏ khí), trung nguồn (dự án đường ống dẫn khí) và hạ nguồn (nhà máy điện).

Trong thời gian vừa qua, hoạt động mua, bán khí được PVN thực hiện theo các hợp đồng mua, bán với 15 chủ mỏ. Các hợp đồng này đều có cam kết cấp khí và bao tiêu khí với các chủ mỏ. Nhưng năm 2021 và 2022, do việc ưu tiên huy động các nguồn năng lượng tái tạo, nên giảm huy động nguồn điện từ các nhà máy điện khí tại khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ dẫn đến giảm nhu cầu khí cho phát điện, khiến hoạt động khai thác, tiêu thụ khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo báo cáo của PVN, tổng sản lượng khí khai thác, tiêu thụ khí năm 2021 là khoảng 7,6 tỷ m3 (thấp hơn so với kế hoạch khai thác khí được Chính phủ giao là 9,7 tỷ m3); năm 2022 là 8 tỷ m3 (thấp hơn so với kế hoạch khai thác khí được Chính phủ giao là 9,1 tỷ m3 và thấp hơn nhiều so với khả năng khai thác của mỏ). Nhu cầu khí giảm đã dẫn đến việc bị các chủ mỏ phạt “khí trả trước” và có rủi ro không thu hồi được lượng “khí trả trước” đã phát sinh (trong tương lai) khi một số mỏ đang ở giai đoạn suy giảm sản lượng khai thác, cũng như nhu cầu huy động của các nhà máy điện khí tiếp tục ở mức thấp.

Phát triển hạ tầng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu:

Đối với dự án Kho LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải: Theo Nghị định 87/2018/NĐ-CP của Chính phủ, để được phép nhập khẩu LNG phục vụ công tác chạy thử nghiệm thu dự án này, PVN và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cần phải đăng ký hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất, nhập khẩu LNG. Trong đó, yêu cầu phải có đầy đủ tài liệu chứng minh hoàn thành cơ sở hạ tầng (cầu cảng, bồn chứa, PCCC...). Tuy nhiên, các điều kiện này chỉ có thể được đáp ứng sau khi hoàn thành quá trình chạy thử, nghiệm thu dự án.

Còn đối với dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 sử dụng nhiên liệu khí từ nguồn LNG, theo PVN, công tác triển khai đầu tư dự án này trong thời gian qua cũng có một số vướng mắc như sau:

Thứ nhất: Hợp đồng mua bán điện (PPA) giữa Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Công ty Mua bán điện (EPTC) chưa được ký kết theo kế hoạch do khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện LNG chưa được Bộ Công Thương ban hành và sản lượng điện hợp đồng (Qc) chưa được thống nhất.

Thứ hai: Do hợp đồng PPA chưa thống nhất được sản lượng điện năm Qc, nên chưa thể thống nhất khối lượng LNG mua hàng năm, thời hạn xác nhận kế hoạch giao nhận khí để hoàn thành ký kết hợp đồng mua bán khí (GSA).

Thứ ba: Theo quy định tại Nghị định 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ, các dự án do PV Power thực hiện rất khó để đạt được cấp bảo lãnh Chính phủ. Trong khi đó, các khoản vay cho dự án điện thường có giá trị lớn, thời gian vay dài, không có bảo lãnh Chính phủ thì điều kiện thẩm định của các ngân hàng là vô cùng chặt chẽ. Trong đó, việc thẩm định hiệu quả dự án là một trong những yếu tố trọng yếu để quyết định việc cho vay. Việc đánh giá hiệu quả dự án phụ thuộc vào sản lượng hợp đồng Qc được giao của nhà máy điện. Nhưng, hiện tại chúng ta lại chưa có chính sách quy định về sản lượng họp đồng Qc dài hạn. Đây là một điểm khó khăn, bất cập trong công tác thu xếp vay vốn cho dự án.

Để tháo gỡ những bế tắc trên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất Chính phủ xem xét giao cho các doanh nghiệp Nhà nước (những đơn vị có đủ năng lực, uy tín, kinh nghiệm) thực hiện vai trò chủ lực, dẫn dắt để triển khai đầu tư phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG quốc gia nhằm tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng và lợi ích tổng thể quốc gia tránh gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Mặt khác, xem xét ban hành chính sách ưu tiên triển khai xây dựng hạ tầng kho, cảng nhập khẩu LNG theo hướng phát triển các kho, cảng LNG trung tâm có công suất lớn tại các khu vực chính của cả nước (gần các trung tâm điện lực sử dụng LNG và tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng vận chuyển, phân phối khí hiện có) nhằm tối ưu hóa chi phí, nguồn lực xã hội, giảm giá thành sản xuất điện.

Đặc biệt, Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế áp dụng cho dự án điện LNG “được áp dụng sản lượng điện hợp đồng (Qc) dài hạn bình quân nhiều năm sử dụng trong tính giá điện đảm bảo hiệu quả đầu tư và dòng tiền trả nợ cho dự án” để đảm bảo công tác thu xếp vốn, dòng tiền trả nợ cho các dự án điện LNG.

Ngoài ra, PVN cũng kiến nghị Chính phủ cần có hướng dẫn thủ tục cho việc nhập khẩu LNG để phục vụ công tác chạy thử dự án trước khi đưa công trình Kho LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải vào vận hành chính thức./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động