RSS Feed for Nhập khẩu than sẽ tăng cao sau năm 2018 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 00:49
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhập khẩu than sẽ tăng cao sau năm 2018

 - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) dự kiến nhu cầu than cho điện tăng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015.

Giai đoạn 2016-2020: TKV đặt mục tiêu tăng trưởng 7%/năm
Cung cấp đủ than cho nhu cầu kinh tế là yêu cầu cấp bách

HẢI VÂN

Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg, thì nhu cầu than trong nước thời gian tới sẽ tăng rất cao.

Cụ thể, năm 2015 là 56,2 triệu tấn, năm 2020 là 112,3 triệu tấn, năm 2025 là 145,5 triệu tấn, năm 2030 là 220,3 triệu tấn.

Như vậy, so với mức tiêu thụ năm 2013 là 28 triệu tấn, thì đến năm 2015 nhu cầu than trong nước sẽ tăng gấp hơn 2 lần, đến năm 2020 tăng gấp 4 lần và đến năm 2030 tăng gấp 8 lần. 

Ông Nguyễn Văn Biên - Phó Tổng giám đốc Vinacomin cho biết đã tính toán theo số gần nhất, bởi theo Quy hoạch Điện 7, nhu cầu than cho điện vẫn cao hơn nữa.

“Do nhiều dự án điện chậm tiến độ nên năm 2015, Vinacomin dự kiến tổng lượng than khoảng 23-24 triệu tấn, so với năm 2014 là 17-18 triệu tấn, tăng khoảng 6 triệu tấn”, ông Biên nói.

Với mức tăng này, nguồn than trong nước vẫn đáp ứng được, đến 2015 theo cân đối của Vinacomin thì chưa phải nhập khẩu than cho điện. Nhưng từ 2016 trở đi sẽ nhập khẩu vài triệu tấn và đến 2020 sẽ nhập khẩu 20-30 triệu tấn.

Việc nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện là nhiệm vụ hết sức quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là từ sau năm 2016 trở đi, khi nhu cầu than tăng mạnh và trong nước không thể đáp ứng đầy đủ. 

Theo quy hoạch điện VII, Vinacomin được giao chủ trì nhập khẩu than theo nhu cầu các nhà máy điện trong nước.

Tập đoàn đã ký hợp đồng nguyên tắc với EVN để cấp than cho Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, với khối lượng gần 5 triệu tấn”, ông Biên cho biết.

Hiện nay, theo ông Biên, Tập đoàn cũng đang đàm phán với một số chủ đầu tư khác để cung cấp than nhập khẩu cho một số dự án điện khác.

Khi đã có những nhà sử dụng trong nước dùng than nhập khẩu, Vinacomin cũng đàm phán với các nhà cung cấp than trên thế giới để tìm kiếm nguồn than nhập khẩu về Việt Nam.

Với những hợp đồng đã ký, Vinacomin có nguồn để đảm bảo cung cấp cho các dự án này theo tiến độ đã cam kết với chủ đầu tư.

Về lâu dài, khối lượng than nhập khẩu sẽ tăng cao, nhất là sau năm 2018-2020. Với sản lượng nhập khẩu cao như vậy, Tập đoàn đã nghiên cứu, ngoài việc ký hợp đồng với các nhà cung cấp than, các công ty thương mại thì tính với việc khai thác than bên ngoài.

Với bề dày kinh nghiệm 60 năm, Vinacomin có những đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm về khai thác mỏ và đội ngũ công nhân ngành than.

Tới đây khi khai thác lộ thiên giảm đi, những công nhân khai thác mỏ lộ thiên sẽ là nguồn lao động có thể đi khai thác than ở nước ngoài. Ông Biên cho “đây là sở trường của Vinacomin”.

Hiện Vinacomin đang làm việc với các nước có nguồn tài nguyên để hợp tác khai thác, để có nguồn ổn định hơn, ngoài việc mua thương mại thì cũng cần có nguồn chủ động hơn, đảm bảo cung cấp nguồn ổn định cho các nhà máy điện sau này.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động