RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ tư 23/10/2024 16:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hội thảo của các bên thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) ở Việt Nam

Hội thảo của các bên thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) ở Việt Nam
“Hội thảo của các bên thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp ở Việt Nam” vừa được các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan tổ chức tại Hà Nội. Tham luận chính được trình bày bởi: Cục Điều tiết Điện lực (ERAV), Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình IPC E&C, SP Group Việt Nam, Heineken Việt Nam... Phần thảo luận diễn ra sôi nổi giữa doanh nghiệp (bên bán điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện có nhu cầu cấp Chứng chỉ Năng lượng tái tạo - REC), các chuyên gia, nhà khoa học với ERAV, NSMO, EVN... Ngoài ra, còn có nhiều vấn đề được giải đáp (bổ sung) như: Tiêu chí cho đơn vị phát điện; phát triển mới dự án điện mặt trời để tham gia cơ chế DPPA; mua bán điện thông qua thị trường điện giao ngay; thời hạn hợp đồng với thị trường giao ngay; chấm dứt DPPA; chấm dứt cơ chế FIT chuyển tiếp và tham gia DPPA; 1 dự án tham gia 2 cơ chế (vừa tham gia cơ chế FIT chuyển tiếp vừa tham gia DPPA); thuộc tính môi trường; doanh thu thị trường điện; phân bổ sản lượng hợp đồng Qc... Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tường thuật đầy đủ, chi tiết nội dung nêu trên trong bài viết dưới đây.

Đề xuất nghiên cứu sửa đổi Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng

Đề xuất nghiên cứu sửa đổi Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng
Như chúng ta đã biết, khi cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào nước ta đã gây ra trận lũ muộn kinh hoàng và là đợt mưa lũ muộn hiếm gặp ở miền Bắc. Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Đà, sông Gâm đã vận hành trong điều kiện thời tiết như vậy để đảm bảo an toàn cho công trình mà không thể cắt lũ, hay làm chậm lũ cho vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng và khu vực Hà Nội. Riêng Thủy điện Thác Bà trên lưu vực sông Chảy trong các ngày 8-9/9/2024, ngoài việc mở hết các cửa van của hệ thống xả lũ để xả lưu lượng nước tối đa xuống hạ lưu, đã tính đến phương án phá đập phụ để phân lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình chính. Vậy, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời kỳ lũ muộn liệu còn phù hợp khi biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan? Phân tích, đánh giá và kiến nghị của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam và các giải pháp đột phá, cấp bách hiện nay

Vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam và các giải pháp đột phá, cấp bách hiện nay
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết các vướng mắc trong phát triển điện gió ngoài khơi. Tạp chí Năng lượng Việt Nam dẫn lại nội dung Thông báo này, kèm theo đề xuất các giải pháp đột phá, cấp bách hiện nay.

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất
Theo nhận định của EVN, với tiến độ triển khai các dự án nguồn điện được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII hiện nay, việc cung ứng điện trong các năm tới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để góp phần hỗ trợ đảm bảo an ninh cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, chúng ta cần khẩn trương thực hiện một số giải pháp/nhóm giải pháp dưới đây.

Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam
Trong bài báo này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật gần đây về giá nhiên liệu (than, khí, LNG) cho phát điện (bao gồm giá trong nước và thị trường quốc tế); đồng thời sử dụng phương pháp tính thông dụng hiện nay để xác định ước tính giá thành bình quân cho các nguồn nhiệt điện truyền thống tại Việt Nam. Đó là phương pháp tính “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Các tính toán LCOE với điện than, chúng tôi chỉ xét tới công nghệ phổ biến hiện nay - lò hơi siêu tới hạn (SC), với giá nhiên liệu than khai thác trong nước và nhập khẩu. Còn với điện khí, là công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp đang chiếm tỷ trọng lớn trong công suất các nhà máy hiện hữu, cũng như đang xây dựng và sẽ đầu tư phát triển ở Việt Nam. Về giá nhiên liệu khí, được tính toán từ các mỏ: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sao Vàng Đại Nguyệt, PM3-CAA, Cái Nước 46 (khu vực chồng lấn với Malaysia), Lô B, Cá Voi Xanh... và các dự báo về giá LNG nhập khẩu.

Vai trò ngành năng lượng trong việc kìm chân mức tăng nhiệt độ Trái đất (dưới 1,5 độ C)

Vai trò ngành năng lượng trong việc kìm chân mức tăng nhiệt độ Trái đất (dưới 1,5 độ C)
Hội nghị COP28 đưa ra mục tiêu kìm chân mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là cơ hội “cuối cùng” nhân loại phấn đấu thông qua nhiều giải pháp, trong đó có chiến lược chuyển đổi năng lượng xanh.

Tình hình phát triển và xu hướng tiếp cận mới của phân ngành điện gió ngoài khơi

Tình hình phát triển và xu hướng tiếp cận mới của phân ngành điện gió ngoài khơi
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, nhu cầu chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch, bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Năng lượng gió ngoài khơi với ưu điểm về nguồn gió dồi dào và ổn định, là một giải pháp đầy hứa hẹn cho quá trình chuyển dịch năng lượng. Do đó, việc các nhà hoạch định chính sách tìm hiểu rõ hơn xu hướng phát triển, cũng như đóng góp của điện gió ngoài khơi là cần thiết để nhận thức tầm quan trọng của loại năng lượng này và nắm bắt những cơ hội mới.

Nhận định về tính khả thi của nhà máy điện ảo tại Việt Nam trong tương lai gần

Nhận định về tính khả thi của nhà máy điện ảo tại Việt Nam trong tương lai gần
Từ năm 2021, Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) đã được Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) hỗ trợ để tìm hiểu nhà máy điện ảo. Tuy nhiên, công việc vẫn dừng lại ở mức mô phỏng, chứ chưa được thí điểm hiện trường. Trên thế giới đã có một số thử nghiệm với nhà máy điện ảo. Còn ở Việt Nam, bao giờ có thể ứng dụng mô hình nguồn điện này? Phân tích và dự báo của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Giá điện hai thành phần ở Việt Nam: Watts cũng quan trọng như Joules

Giá điện hai thành phần ở Việt Nam: Watts cũng quan trọng như Joules
Nếu như trước đây giá điện chỉ quan tâm đến điện năng tiêu thụ (Joules) thì sắp tới người mua điện sẽ phải trả thêm phí công suất (Watts). Giá điện 2 thành phần có thể giúp giải quyết những thách thức to lớn của hệ thống điện Việt Nam hiện nay. Phân tích, làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến nội dung này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết của GS. Hà Dương Minh [*] dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật

Đã hơn 1 năm trôi qua (kể từ khi Đức triển khai loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân), việc tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân (đã dừng hoạt động) được thực thi. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tại châu Âu, xung đột Nga - Ukraina đang làm gia tăng động lực thúc đẩy điện hạt nhân và đây là một cuộc thử nghiệm cho mô hình thành công, hoặc thất bại của chính sách “loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân”.
Điện gió ngoài khơi Việt Nam (tháng 6/2024): Các thách thức và giải pháp chính sách

Điện gió ngoài khơi Việt Nam (tháng 6/2024): Các thách thức và giải pháp chính sách

Điện gió ngoài khơi trên thế giới đã, đang và sẽ được đầu tư phát triển rất nhanh. Tính đến năm 2023 là 75 GW và có thể đạt 500 GW công suất lắp đặt vào năm 2040, 1.000 GW vào năm 2050. Việt Nam có tiềm năng kinh tế - kỹ thuật điện gió ngoài khơi trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án. Bài báo dưới đây của TS. Dư Văn Toán [*] viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đánh giá thuận lợi, cũng như khó khăn, thách thức mang tính pháp lý trong quá trình thúc đẩy điện gió ngoài khơi ở nước ta.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) - Chính phủ sẽ quyết định phương thức nào?

Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) - Chính phủ sẽ quyết định phương thức nào?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tham dự cuộc họp để tổng hợp nội dung thảo luận và đề xuất một số vấn đề liên quan để Nghị định có thể được ban hành sớm.
Điện hạt nhân Hàn Quốc trong kế hoạch năng lượng cơ bản và các hợp tác với Việt Nam

Điện hạt nhân Hàn Quốc trong kế hoạch năng lượng cơ bản và các hợp tác với Việt Nam

Theo dự thảo kế hoạch năng lượng dài hạn do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Hàn Quốc công bố, quốc gia này có thể xây dựng tới 3 lò phản ứng điện hạt nhân mới với công suất lớn, cũng như các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) vào năm 2038. Trên thị trường quốc tế, Hàn Quốc đã ký kết ghi nhớ hợp tác nghiên cứu phát triển lò phản ứng mô-đun nhỏ với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nhận định ban đầu về khung giá điện LNG (năm 2024) theo Quyết định của Bộ Công Thương

Nhận định ban đầu về khung giá điện LNG (năm 2024) theo Quyết định của Bộ Công Thương

Như chúng ta đều biết, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1260/QĐ-BCT phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng (LNG) năm 2024. Phân tích và khuyến nghị ban đầu về một số vấn đề liên quan đến Quyết định này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Đầu tư chuyển dịch năng lượng của một số công ty dầu khí trên thế giới - Kinh nghiệm cho PVEP

Đầu tư chuyển dịch năng lượng của một số công ty dầu khí trên thế giới - Kinh nghiệm cho PVEP

Cập nhật về xu hướng đầu tư chuyển dịch năng lượng của các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới và gợi ý kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho trường hợp của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Nguyễn Anh Tuấn [*] vừa có bài báo gửi tới Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Một tỷ kWh/ngày - Ngưỡng ‘tâm lý’ về tiêu thụ điện của Việt Nam

Một tỷ kWh/ngày - Ngưỡng ‘tâm lý’ về tiêu thụ điện của Việt Nam

Mặc dù công suất đỉnh của toàn hệ thống điện đến ngày 28/5/2024 chưa vượt qua đỉnh của cuối tháng 4 là 47.670 MW (cao nhất của hệ thống điện Việt Nam đến hiện tại), nhưng sản lượng điện tiêu thụ điện toàn quốc ngày 28/5 đã đạt đỉnh mới: 1,0019 tỷ kWh. Đây là một ngưỡng tâm lý. Từ góc độ quản lý hệ thống, cũng như tiêu thụ điện trong hiện tại và hướng tới tương lai, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số bình luận, nhận định và khuyến nghị dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac (NH3) nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Trao đổi với đối tác Nhật Bản về khuyến nghị cơ chế phát triển điện khí ở Việt Nam

Trao đổi với đối tác Nhật Bản về khuyến nghị cơ chế phát triển điện khí ở Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) vừa gửi văn bản tới Bộ Công Thương về khuyến nghị đối với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước và LNG nhập khẩu. Sau khi nghiên cứu nội dung đề xuất của JCCI, cũng như các tài liệu liên quan, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số quan điểm độc lập dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Chiến lược quốc gia hydrogen: Ba trụ cột, ba mục tiêu của Hoa Kỳ, gợi ý thí điểm ở Việt Nam

Chiến lược quốc gia hydrogen: Ba trụ cột, ba mục tiêu của Hoa Kỳ, gợi ý thí điểm ở Việt Nam

Hydrogen là nguồn năng lượng sạch, được đánh giá là tương lai của ngành năng lượng, vì có tiềm năng ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực giao thông, lưu trữ năng lượng tái tạo, cung cấp nhiệt. Tuy nhiên, một trong những rào cản chính cho sự phát triển của năng lượng hydrogen chính là chi phí sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối cao. Do vậy, giảm chi phí các khâu sản xuất là một thách thức lớn cần được giải quyết để tăng tính cạnh tranh cho nguồn năng lượng này. (Tổng hợp của chuyên gia PECC2 và Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 được tổ chức tại Torino, Ý hồi cuối tháng 4/2024, lần đầu tiên thông qua Tuyên bố chung về thời hạn loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than. Theo đó, chậm nhất đến năm 2035 sẽ loại bỏ nhiệt điện than, mở ra một con đường để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau về thời hạn này.
Xử lý cánh tua bin gió cuối vòng đời - Bài học từ quốc tế, định hướng của Việt Nam

Xử lý cánh tua bin gió cuối vòng đời - Bài học từ quốc tế, định hướng của Việt Nam

Với 800.000 tấn cánh tua bin cũ, hỏng được thải ra hàng năm và đang tăng lên, ngành công nghiệp điện gió đang phải đối mặt với bài toán tái chế, tái sử dụng lại. Nó trở nên cấp bách khi cam kết trung hòa carbon đang đến gần. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số cách làm trên thế giới, cũng như hướng quản lý cuối vòng đời tua bin gió của Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Chuyển đổi năng lượng công bằng ở Nam Phi, Indonesia và Việt Nam - Phân tích từ Hoa Kỳ

Chuyển đổi năng lượng công bằng ở Nam Phi, Indonesia và Việt Nam - Phân tích từ Hoa Kỳ

Từ sau COP26, hợp tác Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) đang được ca ngợi như phương pháp nước giàu cấp tài chính cho các nước nghèo để thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch. Nhưng TS. Sean Sweeney của Đại học Thành phố New York [*] lại có góc nhìn khác về thỏa thuận này. (Tổng hợp, lược dịch của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Triển vọng, trở ngại khi đồng đốt amoniac + than qua dự án thử nghiệm đầu tiên tại Nhật Bản

Triển vọng, trở ngại khi đồng đốt amoniac + than qua dự án thử nghiệm đầu tiên tại Nhật Bản

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật những thông tin tại dự án này để bạn đọc tham khảo.
Điện hạt nhân - Nguồn làm mát khí hậu toàn cầu, kiến nghị đóng góp của Việt Nam

Điện hạt nhân - Nguồn làm mát khí hậu toàn cầu, kiến nghị đóng góp của Việt Nam

Vấn đề khí nhà kính đã, đang và sẽ tiếp tục gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, biến đổi khí hậu - là thách thức lớn của loài người. Các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng nhiều và dữ dội (từ bão tố, lũ lụt, đến nắng nóng, hạn hán, băng tan nhanh, hệ sinh thái bị huỷ hoại nhiều nơi trên toàn cầu). Tuy nhiên, đang và sẽ có nhiều giải pháp căn cơ để cứu hành tinh và nhân loại. Tổng hợp, phân tích và đề xuất, kiến nghị của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động