RSS Feed for Làm rõ thêm nhiều nội dung trong dự thảo ‘kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII’ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 06/05/2024 05:36
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Làm rõ thêm nhiều nội dung trong dự thảo ‘kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII’

 - Sáng 31/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để đóng góp, hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nhu cầu trong tương lai, nguồn cung cấp nhiên liệu, phát triển nguồn điện và khung pháp lý về năng lượng là các yếu tố chính trong Quy hoạch điện VIII cần xem xét trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.

Phát triển thủy điện theo Quy hoạch điện VIII và vấn đề cấp phép, chính sách giá điện Phát triển thủy điện theo Quy hoạch điện VIII và vấn đề cấp phép, chính sách giá điện

Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam tiếp tục xây dựng các công trình thủy điện đã được quy hoạch, thủy điện nhỏ, thủy điện cột nước thấp, mở rộng công suất các nhà máy thủy điện đang vận hành, điện thủy triều và thủy điện tích năng. Nhưng để nhanh chóng triển khai, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Chúng ta cần đơn giản hóa quy trình cấp phép đầu tư. Còn với thủy điện tích năng, cần có chính sách cụ thể về giá mua - bán điện hợp lý để các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển.

Rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện khí LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII Rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện khí LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII

Theo tính toán về thời gian đầu tư dự án điện khí, điện gió ngoài khơi: Nếu tính từ lúc có Quy hoạch đến khi có thể vận hành, nhanh nhất cũng mất khoảng 8 năm, thậm chí trên 10 năm, trong khi kinh nghiệm phát triển nguồn điện này ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Nhưng theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 (chỉ còn 7 năm), công suất của 2 nguồn điện nêu trên phải đạt 28.400 MW... Vậy giải pháp nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đã đề ra? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII

Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII.

Mở đầu phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII phải khả thi, xác định rõ trách nhiệm, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Phải tính toán kỹ tổng công suất nguồn điện, nhu cầu phụ tải và kế hoạch thực hiện hàng năm, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển của từng vùng, miền.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật trong xây dựng, triển khai kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII bảo đảm tính bao quát, tổng thể, khả thi, không để xảy ra thiếu điện trong những năm tiếp theo. Mặt khác, xác định trách nhiệm của trung ương, địa phương trong triển khai các dự án nguồn điện, hạ tầng truyền tải, cũng như của cơ quan dự báo nhu cầu làm cơ sở xây dựng kế hoạch…

Những dự án đưa vào kế hoạch đã đủ điều kiện pháp lý, thực tiễn triển khai chưa? Liệu có xảy ra câu chuyện vướng mắc về cơ chế, đất đai, đầu tư dẫn đến quy hoạch, kế hoạch có, nhưng vẫn chờ cơ chế, chính sách? Phó Thủ tướng nêu câu hỏi và cho rằng: Các địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm điều kiện, tính khả thi trong triển khai những dự án nguồn điện, hạ tầng truyền tải, cân đối phụ tải… được xác định bằng các tiêu chí, nguyên tắc đã được nêu trong Quy hoạch điện VIII.

Làm rõ thêm nội dung dự thảo ‘kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII’
Một số địa phương đề nghị được 'nới room' đối với các nguồn năng lượng tái tạo (điện mặt trời mái nhà, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác).

Khắc phục tình trạng mất cân đối trong hệ thống điện:

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã xác định chi tiết kế hoạch phát triển đối với các dự án nguồn điện phù hợp cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 như: Tổng công suất nhiệt điện khí LNG là 22.400 MW, nhiệt điện than là 30.127 MW và thủy điện là 29.346 MW.

Kế hoạch cũng đã xác định công suất các nguồn năng lượng tái tạo tại địa phương, vùng gồm: Tổng công suất điện gió trên bờ là 21.880 MW, điện gió ngoài khơi là 6.000 MW và thủy điện là 29.346 MW. (Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII chưa xác định được danh mục dự án điện mặt trời tập trung).

Nhu cầu sử dụng mặt đất, mặt biển cho các dự án điện đến năm 2030 lần lượt là 90,3 nghìn hecta và 111,6 nghìn hecta.

Giai đoạn đến năm 2030, chúng ta dự kiến nhập khẩu khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý. Tại các vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện khu vực miền Trung, miền Nam, quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW vào năm 2030.

So với các quy hoạch khác, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Từ giữa tháng 5/2023, Bộ Công Thương đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch thực hiện, làm việc với các bộ, ngành liên quan và lấy thông số, ý kiến đóng góp từ các địa phương. Đến giờ này, qua 2 lần đôn đốc, 52/63 tỉnh, thành phố đã có ý kiến vào dự thảo kế hoạch. Mục tiêu quan trọng của kế hoạch triển khai Quy hoạch lần này là khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng, miền; cơ cấu giữa các nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo, cũng như giữa nguồn và truyền tải.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương: Một số vấn đề cần các địa phương tham gia đóng góp, làm rõ là xác định đầy đủ nguồn năng lượng tái tạo ở từng địa phương, lựa chọn chuyển đổi một số dự án chuyển từ điện than sang điện khí và các dự án đã đưa vào Quy hoạch điện VII nay chuyển sang Quy hoạch điện VIII…

Lãnh đạo TP. Đà Nẵng và các tỉnh: Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh… đề nghị được 'nới room' đối với các nguồn năng lượng tái tạo (điện mặt trời mái nhà, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác) để đáp ứng nhu cầu rất lớn của doanh nghiệp khu công công nghiệp, cũng như các dự án được doanh nghiệp đăng ký đầu tư trên địa bàn.

Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An bày tỏ mong muốn được bổ sung, đầu tư hạ tầng truyền tải để đáp ứng nhu cầu phụ tải công nghiệp sẽ tăng nhanh trên địa bàn.

Ông Lê Thành Đô - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên mong muốn trung ương ưu tiên phân bổ thêm công suất nguồn cho các địa phương khó khăn, nhưng có lợi thế phát triển năng lượng tái tạo, từ đó tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Trong khi đó, lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng kiến nghị các bộ, ngành nhanh chóng có các văn bản hướng dẫn quy trình, thủ tục để triển khai dự án điện gió ngoài khơi.

Trao đổi với các ý kiến trên, Phó Thủ tướng cho biết: 'Room' cho các dự án năng lượng tái tạo không có giới hạn. Tuy nhiên, phải có giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, cân bằng cho hệ thống.

Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước… đã trao đổi về một số nội dung liên quan đến giao địa phương xác định danh mục các dự án nguồn năng lượng tái tạo. Cụ thể là xác định rõ danh mục nguồn điện mặt trời tập trung, thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài, bố trí đất, mặt biển để triển khai các dự án nguồn điện và hạ tầng truyền tải…

Làm rõ thêm nội dung dự thảo ‘kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII’
Những dự án thuộc Quy hoạch điện VII đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Quy hoạch điện VIII phải đưa vào danh mục - Phó Thủ tướng kết luận.

Tư duy 'mở' để chuyển từ 'nâu' sang 'xanh':

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Kế hoạch phải toàn diện, cụ thể, chi tiết, bám sát từng mục tiêu, tiêu chí trong Quy hoạch điện VIII, có danh mục dự án, quy mô, nguồn lực, cơ chế thực hiện. Trước mắt, đến năm 2025 bảo đảm không để thiếu điện.

Bộ Công Thương phải rà soát danh mục các dự án nguồn điện, tính toán khả năng rủi ro để có phương án thay thế những dự án nguồn quan trọng, cấp bách chưa thể triển khai. Đánh giá nguồn vốn đầu tư công, khu vực tư nhân. Nghiên cứu giải pháp cơ chế, chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nguồn điện. Bên cạnh đó, cần có phương án phát triển hạ tầng truyền tải đồng bộ với các dự án nguồn.

Bộ Công Thương công khai tiêu chí xác định danh mục các dự án nguồn điện theo tư duy mở, chuyển từ nâu sang xanh của Quy hoạch điện VIII, trên cơ sở bảo đảm an toàn, kỹ thuật, hạ tầng và hiệu quả kinh tế, không "xin - cho". Các dự án ở địa phương đáp ứng đầy đủ tiêu chí, khả thi, đúng pháp luật phải được đưa vào kế hoạch, nhưng không hợp pháp hóa dự án sai phạm.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến theo hướng tạo thuận lợi cho dự án thủy điện nhỏ bền vững với môi trường. Nghiên cứu, triển khai các công nghệ để sản xuất, xuất khẩu điện, nhiên liệu mới (hydro xanh, amoniac xanh).

Ngoài ra, những dự án thuộc Quy hoạch điện VII đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Quy hoạch điện VIII phải đưa vào danh mục./.

MINH KHÔI - VGP

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động