RSS Feed for Kinh doanh than và khoáng sản đang "vướng luật" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 22:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kinh doanh than và khoáng sản đang "vướng luật"

 - Thông tin “Kinh doanh than và khoáng sản đang vướng luật” được Luật sư Trương Thanh Đức, thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 công bố tại Hội thảo “Điều kiện kinh doanh: Nhận diện và kiến nghị”, ngày 14/6.

Thủ tướng đồng ý xuất khẩu 2,05 triệu tấn than/năm

Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, than là một loại khoáng sản. Tuy nhiên, trong Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014, bên cạnh “Kinh doanh khoáng sản” (số 62) lại có “Kinh doanh than” (số 60).

Đã đến lúc nên đưa “kinh doanh than” vào trong “kinh doanh khoáng sản”. Ảnh: Saigontimes

Thực ra, đây không phải lần đầu tiên kinh doanh của ngành khai khoáng gặp vướng mắc liên quan đến các quy định pháp lý.

Vướng mắc trong thi hành Luật Khoáng sản và Nghị định của Chính phủ đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thời điểm năm 2011 rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi không đủ giấy phép và tài nguyên giao hợp pháp.

Khi đó, Chính phủ giao TKV “phải có trách nhiệm đảm bảo cung ứng than cho nền kinh tế quốc dân kể cả nhập khẩu than”, trong khi Luật Khoáng sản lại khống chế không quá 5 giấy phép và tổng diện tích cấp phép không quá 200 km2. 

Hiện nay rất nhiều việc liên quan tới phát triển bền vững của ngành Than. Hợp lý hơn, thì đưa “kinh doanh than” vào trong “kinh doanh khoáng sản”, Luật sư Trương Thanh Đức đề xuất.

Nếu không tôn trọng quy định đã nêu trong Luật Đầu tư, doanh nghiệp không thể tăng năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh ở Việt Nam không thể cải thiện một cách thực chất. Luật sư Đức chia sẻ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cuối tháng 4/2016, đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá đầy đủ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc, sau khi Luật Đầu tư được ban hành, các bộ vẫn “vô tư” ban hành các điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền.

Khoản 5, điều 7 về ngành, nghề và điều kiện kinh doanh của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định rõ: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

Hiện có khoảng 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng đối với 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, trong số này có gần 3.000 điều kiện hiện đang được quy định tại các văn bản không đúng thẩm quyền.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động