GS Energy đề xuất EVN ủng hộ trong dự án điện khí LNG Long An 1 và 2
08:51 | 18/10/2023
Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII Theo tính toán về thời gian đầu tư dự án điện khí, điện gió ngoài khơi: Nếu tính từ lúc có Quy hoạch đến khi có thể vận hành, nhanh nhất cũng mất khoảng 8 năm, thậm chí trên 10 năm, trong khi kinh nghiệm phát triển nguồn điện này ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Nhưng theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 (chỉ còn 7 năm), công suất của 2 nguồn điện nêu trên phải đạt 28.400 MW... Vậy giải pháp nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đã đề ra? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII. |
Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn: Chính phủ đề nghị nghiên cứu đề xuất của giới chuyên gia Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ngày 13/9/2023, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 7027/VPCP-CN gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong triển khai Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn theo đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ. (Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền). |
Tại buổi làm việc, ông Kim Sung Won - Giám đốc phát triển năng lượng toàn cầu GS Energy cho biết: Đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn năng lượng này đã đầu tư khoảng 7 GW điện tại Hàn Quốc, trong đó có 6 GW là các nhà máy sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tại Việt Nam, GS Energy và VinaCapital là nhà đầu tư của các dự án Nhà máy điện khí LNG Long An 1 và Long An 2, đặt tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Công suất mỗi nhà máy là 1.500 MW, dự kiến đưa vào phát điện năm 2028.
Đối với 2 dự án trên, ông Kim Sung Won mong muốn sẽ nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía EVN trong quá trình triển khai dự án, cũng như trong quá trình vận hành thương mại nhà máy và tham gia vào thị trường điện sau này.
Chủ tịch HĐTV EVN làm việc với đoàn công tác của GS Energy (ngày 17/10/2023). |
Ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch HĐTV EVN cho biết: EVN ủng hộ GS Energy phát triển các dự án nguồn điện tại Việt Nam.
Đối với dự án Nhà máy điện khí LNG Long An 1 và Long An 2, Chủ tịch HĐTV EVN mong muốn phía GS Energy sẽ có những giải pháp cụ thể để triển khai dự án đúng tiến độ đề ra, lựa chọn các nhà thầu có năng lực triển khai dự án với chất lượng tốt.
Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Dự án Nhà máy điện Long An 1 và 2 được đăng ký ban đầu là sử dụng nhiên liệu than, nhưng sau đó đã được chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Trong Quy hoạch điện VIII, dự án điện khí LNG Long An 1 và Long An 2 nằm trong danh mục các dự án nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện.
Nhà máy điện LNG Long An 1 và 2 là một trong những dự án nguồn điện lớn nhất trên địa bàn tỉnh Long An. Khi đi vào vận hàng, dự án sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững của tỉnh Long An và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM