EVN SPC: Tiện ích từ ứng dụng khoa học công nghệ
16:42 | 19/06/2017
EVN SPC tìm giải pháp nâng cao chất lượng điện
Điện lực miền Nam 42 năm lớn lên cùng đất nước
“Ứng dụng công nghệ số trong phục vụ khách hàng đã giúp ngành điện miền Nam có nhiều phương cách tương tác với khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn, nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả của nó cho đến hôm nay đã được thấy rõ”, ông Nguyễn Phước Đức nhấn mạnh.
Công nghệ giúp nâng cao dịch vụ khách hàng
Ông Nguyễn Phước Đức cho biết: trong thời gian qua, EVN SPC đã và đang triển khai nhiều đề án ứng dụng công nghệ mới, trong đó có các đề án lớn là: Đề án lắp đặt điện kế điện tử thu thập dữ liệu từ xa cho khách hàng sau trạm công cộng thuộc khu vực thành phố, thị xã, thị trấn; Dự án trạm biến áp 110kV không người trực (SCADA); Đề án trang bị sửa chữa điện nóng lưới điện 22kV...
Cụ thể, với Dự án trạm biến áp 110kV không người trực (SCADA), với mục tiêu hiện đại hóa lưới điện, nâng cao hiệu quả, độ tin cậy cung cấp điện và giảm thiểu chi phí vận hành cho các trạm 110kV và lưới điện phân phối, EVN SPC đã triển khai lắp đặt hệ thống SCADA bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Hệ thống làm nhiệm vụ điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu các trạm 110kV và các Recloser trung thế trên địa bàn quản lý, phục vụ cho việc ghép nối các trạm 110kV của EVN SPC với hệ thống SCADA/EMS của Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam (A2) để phục vụ cho công tác điều độ lưới điện.
Hiện tại, EVN SPC đang thực hiện chạy thử nghiệm kiểm tra độ sẵn sàng của hệ thống SCADA và dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2017. EVN SPC cũng đã chỉ đạo các đơn vị triển khai và đưa vào vận hành các TBA 110kV không người trực trong năm 2016 là 60 trạm 110kV điều khiển xa; và trong các tháng đầu năm 2017 đã đưa vào vận hành thêm 51 trạm 110kV điều khiển xa.
Đối với Đề án trang bị công nghệ sửa chữa hotline và vệ sinh hotline, trong năm 2016, EVN SPC đã trang bị 68 bộ thiết bị vệ sinh hotline cho 19 Công ty Điện lực và Công ty Lưới điện cao thế miền Nam; đã đào tạo được 145 đội thi công vệ sinh hotline, với số lượng 1.015 người. Chỉ tính riêng sản lượng điện không phải cắt điện khi vệ sinh hotline khoảng 3,7 triệu kWh.
Trong năm 2016, EVN SPC đã triển khai xây dựng phần mềm quản lý thông số thí nghiệm MBA tích hợp vào phần mềm QLKT lưới điện 110kV. Phần mềm này là công cụ hữu ích hỗ trợ các đơn vị trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn lưới điện; thống kê các thiết bị đang vận hành trên lưới điện, thiết bị hư hỏng, sự cố... từ đó làm cơ sở đánh giá chất lượng VTTB. Module quản lý thông số thí nghiệm MBA đưa vào vận hành theo dõi diễn tiến MBA trong suốt quá trình vận hành để từ đó có quyết định phù hợp với thời điểm bảo trì bảo dưỡng MBA 110kV.
Phần mềm GIS 22kV đã được EVN SPC triển khai áp dụng chính thức từ tháng 6/2015 và đã được nghiệm thu vào tháng 11/2015. Hiện tại, các Công ty Điện lực đã cập nhật đầy đủ dữ liệu vào phần mềm. Các chức năng hiện tại của phần mềm đã đáp ứng và phục vụ được nhu cầu của các đơn vị trong công tác quản lý điều hành (quản lý tài sản, lý lịch thiết bị, kết xuất các bảng, biểu báo cáo, thống kê theo yêu cầu). Hiện nay cũng đã hoàn thiện xong Module quản lý công tác vệ sinh Hotline tích hợp vào phần mềm GIS 22kV, đang trong giai đoạn nghiệm thu hoàn thành và phổ biến áp dụng.
Trong ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh, ông Nguyễn Phước Đức cho biết: tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn 21 tỉnh/thành đã lắp đặt được 1.866.730 công tơ tích hợp công nghệ PLC, 10.952 bộ tập trung DCU tại 177 Điện lực; khai thác đo ghi từ xa (ĐGTX) đạt 1.528.233 công tơ trên hệ thống (số còn lại tiếp tục khai thác sau khi bổ sung DCU); sản lượng điện thương phẩm khai thác qua hệ thống ĐGTX đạt 475 triệu kWh/tháng, chiếm tỷ trong khoảng 10% sản lượng điện thương phẩm toàn EVN SPC.
Toàn EVN SPC đã lắp đặt và khai thác ổn định hệ thống ĐGTX cho khoảng 45.000 công tơ bán điện khách hàng lớn, mua điện qua trạm biến áp chuyên dùng, kiểm soát hơn 63% sản lượng điện thương phẩm toàn Tổng công ty. Ứng dụng phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu đo ghi từ xa (MDAS) đã phát hiện được hơn 210 trường hợp hư hỏng thiết bị đo đếm với sản lượng truy thu khoảng 870.000 kWh.
Ngoài ra, EVN SPC cũng đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành sản xuất và kinh doanh dịch vụ như: Hệ thống thanh toán điện tử thu tiền qua serverbanking và bưu cục, hoá đơn điện tử...; ghi chỉ số, gạch nợ bằng smartphone và ứng dụng máy tính bảng để khảo sát, cấp điện cho khách hàng sau TBA công cộng, trang bị máy in bluetooth để thông báo chỉ số tiêu thụ điện và dự kiến số tiền điện phải trả ngay khi ghi điện xong...
Chủ động mang tiện ích đến khách hàng
Nói về kế hoạch ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực điều hành và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng sử dụng điện trong gian đoạn sắp tới, ông Nguyễn Phước Đức khẳng định, EVN SPC sẽ hoàn tất triển khai Dự án trạm biến áp 110kV không người trực SCADA đúng tiến độ, đến cuối năm 2017 đưa toàn bộ TBA vận hành chế độ không người trực vận hành. Triển khai ứng dụng công nghệ rửa sứ hotline; Hoàn chỉnh, mở rộng hệ thống SCADA.
Bên cạnh đó, EVN SPC sẽ đầu tư nâng cấp sửa chữa lưới điện theo mục tiêu nâng cao độ tin cậy cung cấp điện có phân khúc đối với khu vực thành thị, khu vực tập trung sản xuất, dịch vụ phải có chỉ số độ tin cậy cao hơn trung bình. Hoàn thành trang bị, đào tạo và đưa vào vận hành các đội sửa chữa lưới điện Hotline tại 14 tỉnh/thành phố (từ tháng 10/2017).
Tiếp tục triển khai lắp đặt công tơ điện tử và tăng cường áp dụng các giải pháp cung cấp dịch vụ thông tin sử dụng điện kịp thời, thuận tiện hơn (trên trang Web, điện thoại, qua các phương tiện khác của Trung tâm CSKH, trên phương tiện truyền thông công cộng),phục vụ tốt công tác cung cấp thông tin đến khách hàng đầy đủ chính xác.
Tổ chức các hoạt động cấp điện mới đúng thời gian quy định; đảm bảo thời gian giải quyết cấp điện trung áp thuộc trách nhiệm của đơn vị điện lực so với quy định, đảm bảo rút ngắn chỉ số tiếp cận điện năng theo quy định của Chính phủ và của ngành.
Đặc biệt, EVN SPC triển khai Chương trình DVKH giai đoạn 2016-2020 theo tiêu chí “Đem dịch vụ đến khách hàng” bằng các giải pháp chủ động mang tiện ích đến khách hàng, cung cấp thông tin rỏ ràng đầy đủ kịp thời qua ứng dụng công nghệ cùng với việc thực hiện đúng các tiêu chuẩn các dịch vụ đã cam kết để nâng cao hiệu quả phục vụ của ngành điện với khách hàng. Lấy ý kiến đánh giá MĐHL của khách hàng làm thước đo hiệu quả công tác DVKH.Nâng MĐHL của khách hàng năm sau cao hơn năm trước, phấn đấu đến cuối năm 2020 các Công ty Điện lực đều đạt điểm trung bình MĐHL từ 8/10 điểm trở lên.
Tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin; Khai thác hiệu quả hệ thống công tơ điện tử và chương trình đo ghi từ xa trong ghi điện, giám sát sử dụng điện. Tổ chức giám sát chặt chẽ, khắc phục và phòng tránh vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực và đo lường điện. Phát huy hiệu quả quy chế phối hợp với công an, chính quyền địa phương cũng như các ban ngành đoàn thể trong công tác phối hợp kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm sử dụng điện.
Cuối cùng là đa dạng hóa các hình thức thu tiền điện, phát triển thanh toán điện tử. Tiếp tục mở rộng hợp tác với các ngân hàng, bưu cục, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến. Mở rộng các điểm thu ngoài điểm giao dịch của Điện lực như tại ngân hàng, máy ATM, cửa hàng bán lẻ, siêu thị...
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM