RSS Feed for Dự báo về nguồn khí trong nước, LNG nhập khẩu trong Quy hoạch điện VIII | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 09:10
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự báo về nguồn khí trong nước, LNG nhập khẩu trong Quy hoạch điện VIII

 - Qua số liệu trong đề án Quy hoạch điện VIII cho thấy: Sản lượng khí cung cấp cho điện tại khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ đã, đang giảm dần. Nguồn khí từ Lô B, Cá Voi Xanh, Báo Vàng chỉ đủ cấp cho các dự án điện hạ nguồn đã được quy hoạch. Riêng tiềm năng nguồn khí từ mỏ Kèn Bầu sẽ được làm rõ hơn sau các khảo sát trữ lượng tiếp theo. Còn nhiên liệu LNG nhập khẩu, cơ quan tư vấn đề xuất cần xác định vị trí khả thi để xây dựng nguồn điện sử dụng LNG nhập khẩu, đặc biệt là tại khu vực Bắc bộ... Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Phân tích một số nội dung mới ‘quan trọng’ và ‘cần thiết’ Phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Phân tích một số nội dung mới ‘quan trọng’ và ‘cần thiết’

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 5 năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Dưới đây là tổng hợp về nội dung chính và phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về một số “điểm nhấn” rất quan trọng, cần thiết trong Quy hoạch lần này.

Cập nhật tình hình hoạt động dự án khí Lô B - Ô Môn (tháng 4/2023) Cập nhật tình hình hoạt động dự án khí Lô B - Ô Môn (tháng 4/2023)

Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Ban chỉ đạo dự án phát triển khai thác dầu khí Lô B - Ô Môn (của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) vừa ra thông báo kết luận yêu cầu các đơn vị, các ban chuyên môn tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm đạt được quyết định đầu tư (FID) vào tháng 6/2023, nhằm bảo đảm tiến độ thi công (dự án thượng, trung nguồn) để đón dòng khí về bờ vào năm 2026.

Theo báo cáo tiến độ khai thác từ các mỏ khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN): Tổng khả năng cung cấp khí trong nước (khí hydro carbon) cho sản xuất điện trong phương án cung cơ sở tăng từ 6,5 tỷ m3/năm vào năm 2020 lên khoảng 8,6 tỷ m3/năm vào năm 2025 và hơn 10,6 tỷ năm 2030 (chủ yếu do nguồn khí Cá Voi Xanh, khí Lô B vào vận hành).

Tại khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, sản lượng khí cung cấp cho điện đã, đang giảm dần. Giai đoạn 2035 - 2045, nguồn cung khí cho điện chỉ còn ở miền Trung (Cá Voi Xanh, Báo Vàng) và nguồn khí từ mỏ Lô B, với tổng nguồn cung khí cho điện giai đoạn này duy trì khoảng 7,7 tỷ m3/năm.

Dự kiến, khu vực Đông Nam bộ cần phải bù khí cho các hộ tiêu thụ LNG nhập khẩu trong các năm tới. Còn tại khu vực Tây Nam bộ, hiện mỏ khí PM3CAA đã suy giảm, do đó, phải mua khí từ Malaysia để bù khí cho khu vực Cà Mau.

Với mỏ khí Lô B chỉ đủ cấp cho Trung tâm Điện lực Ô Môn (3.800 MW) và không đủ để cấp thêm cho Nhiệt điện Kiên Giang (đã đưa ra khỏi Quy hoạch điện VIII).

Tại khu vực miền Trung, khí từ mỏ Cá Voi Xanh chỉ đủ cấp cho 5 nhà máy đã được quy hoạch tại Dung Quất và Chu Lai, với tổng công suất 5x750 MW, khí từ mỏ Báo Vàng đủ cấp cho Nhiệt điện khí Quảng Trị (340 MW) và một số phụ tải ngoài điện.

Còn nguồn khí từ mỏ Kèn Bầu tại lô 114 (gần Quảng Trị), hiện nay chưa có kết quả khảo sát trữ lượng tích cực. Do đó, nguồn cung khí từ mỏ Kèn Bầu được coi là nguồn cung tiềm năng và sẽ được làm rõ hơn sau các khảo sát trữ lượng tiếp theo.

Về khả năng nhập khẩu nhiên liệu LNG cho phát điện, nước ta có khả năng nhập khẩu LNG từ Australia, Quatar, Mỹ... do hiện nay đây là những nước xuất khẩu LNG lớn nhất và đã có kế hoạch tăng thêm sản lượng xuất khẩu. Nhưng trong dài hạn, cần xem xét nhập khẩu thêm từ Nga và các nước Trung Đông. Việc tạo nhiều nguồn nhập khẩu LNG là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh cung cấp nhiên liệu.

Mặc dù tiềm năng khí thế giới rất lớn (khí băng cháy, hiện vẫn trong giai đoạn nghiên cứu khả năng khai thác), nhưng trữ lượng khí truyền thống có thể khai thác không lớn, với mức tiêu thụ hiện tại, chỉ có thể khai thác trong khoảng 50 năm nữa, trong khi nhu cầu khí trên thế giới ngày càng tăng. Do vậy, cần sớm xây dựng hạ tầng nhập khẩu LNG và các nguồn điện sử dụng LNG.

Về vị trí tiềm năng xây dựng các nguồn điện LNG nhập khẩu: Hạ tầng điện khí thường tập trung tại các tỉnh ven biển, có khả năng xây dựng cảng nước sâu. Khu vực miền Trung có tiềm năng lớn về các vị trí xây dựng kho, cảng LNG, các nhà máy điện sử dụng LNG nhập khẩu quy mô lớn, nhưng lại có nhu cầu phụ tải thấp. Ở miền Nam hiện tại có rất nhiều dự án nhà máy điện sử dụng LNG quy mô lớn đã đăng ký đầu tư, nhưng khu vực này đã có tiềm năng lớn về nguồn điện gió và mặt trời. Trong giai đoạn tới, Bắc bộ là khu vực tăng trưởng nhanh, có nhu cầu phụ tải lớn, trong khi vị trí tiềm năng xây dựng nguồn điện LNG hạn chế. Vì vậy, cần xác định các vị trí khả thi để xây dựng nguồn điện sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu tại khu vực Bắc bộ.

Theo kế hoạch, nguồn nhiệt điện khí LNG sẽ phải bắt đầu đốt kèm khí hydro (từ 20%) chậm nhất sau 10 năm vận hành, tăng dần tỷ trọng đốt kèm và chuyển sang đốt hoàn toàn hydro trong 10 năm tiếp theo. Nhưng do việc suy giảm khí ở Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, nên các nguồn nhiệt điện khí trong nước (trừ Lô B, Cá Voi Xanh) sẽ chuyển sử dụng LNG và bắt đầu đốt kèm hydro từ giai đoạn 2031 - 2035 (20%), tăng dần tỷ trọng đốt kèm và chuyển đốt hoàn toàn hydro vào giai đoạn 2041 - 2045.

Đối với nguồn điện sử dụng khí trong nước (7,8 GW nguồn khí Lô B và Cá Voi Xanh): Theo nguyên tắc tăng cường tự chủ trong sản xuất điện, ưu tiên sử dụng hết lượng khí khai thác trong nước có thể cung cấp được cho sản xuất điện, nhưng khi cần thiết (không đủ khí trong nước) sẽ bổ sung thêm nguồn LNG nhập khẩu./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động