RSS Feed for Dự án của IAEA về theo dõi mức độ phóng xạ trong môi trường biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát sinh từ thảm họa Fukushima | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 18/04/2024 22:33
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự án của IAEA về theo dõi mức độ phóng xạ trong môi trường biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát sinh từ thảm họa Fukushima

 - Dự án hợp tác giữa IAEA, 20 quốc gia thành viên IAEA và 3 quốc gia không phải thành viên từ khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang tiến hành xây dựng kỹ năng phân tích và cơ sở hạ tầng cần thiết để theo dõi môi trường biển khu vực, cũng như thu thập dữ liệu chất lượng cao để đánh giá các tác động tiềm tàng của rò rỉ phóng xạ.

 

Được bắt đầu vào tháng 7 năm 2011, những lớp đào tạo và nhiệm vụ chuyên gia đã diễn ra tại Phòng thí nghiệm môi trường của IAEA, tại Monaco và Hàn Quốc trong năm đầu tiên của dự án. Các quốc gia thành viên đang tích lũy kinh nghiệm trong việc sử dụng các hệ thống quản lý chất lượng cao để đo lường mức phóng xạ trong nước biển, cũng như đảm bảo độ chính xác và quản lý dữ liệu.

Những mối quan tâm về kinh tế và môi trường

Do sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thuộc tập đoàn TEPCO ở Nhật Bản, một số lượng lớn chất phóng xạ được thải vào Thái Bình Dương trong thời gian nhiều tháng, nhưng chủ yếu là tháng 3 - 4 năm 2011. Sự ô nhiễm phóng xạ của Thái Bình Dương tăng mối lo ngại về những tác động về môi trường và kinh tế đáng kể đối với các nước châu Á Thái Bình Dương. IAEA, cùng với Tổ chức hợp tác khu vực (RCA) của các nước thành viên, ngay lập tức đã bắt đầu một dự án Hợp tác Kỹ thuật IAEA (TC) đối với các quốc gia trên khắp khu vực Thái Bình Dương để giám sát hàm lượng chất phóng xạ trong môi trường biển.

Đo lường chất lượng cao

Để đảm bảo kết quả đo lường tin cậy và chất lượng cao từ khu vực châu Á -Thái Bình Dương trong tương lai, Phòng thí nghiệm môi trường IAEA tiến hành kiểm tra trình độ phân tích hạt nhân phóng xạ trong nước biển. Các phòng thí nghiệm tham gia kiểm tra nhận được một mẫu phóng xạ đã được xác định rõ  pha loãng vào nước biển khu vực của họ và có các dấu hiệu phóng xạ điển hình giống dấu hiệu phóng xạ của Fukushima.

Nói chung, các bài kiểm tra trình độ cho thấy kết quả tốt, nhưng cũng chỉ ra các khu vực cần cải thiện khả năng phân tích phóng xạ và chất lượng dữ liệu của các phòng thí nghiệm tham gia. Một bài kiểm tra trình độ thứ hai sẽ được thực hiện cùng một khóa học đào tạo về phân tích kỹ thuật phóng xạ môi trường biển khu vực được tổ chức bởi Trung Quốc vào năm 2013.

Cũng trong năm 2013, một khóa đào tạo trong khu vực về đánh giá rủi ro phóng xạ sẽ do Thái Lan tổ chức và thiết bị lấy mẫu nước biển phân tích sẽ được cung cấp cho các nước tại Thái Bình Dương. Những khóa  đào tạo và thiết bị này sẽ cho phép những quốc gia này thực hiện đánh giá riêng của họ về tác động tiềm tàng từ phóng xạ trong môi trường biển phát sinh từ tai nạn Fukushima dựa trên các tiêu chuẩn khoa học được quốc tế công nhận.

Dự án TC của IAEA sẽ cải thiện việc trao đổi các dữ liệu thu thập từ những phép đo lường biển các quốc gia tham gia thực hiện, cũng như thông tin về tác động tiềm tàng của các đồng vị phóng xạ và những ảnh hướng nguy hại của nó tới sinh vật biển, hướng tới cải thiện an toàn thủy sản. Các dữ liệu ban đầu sẽ được thu thập vào Cơ sở dữ liệu phóng xạ biển khu vực châu Á và Thái Bình Dương (ASPAMARD) quản lý bởi Philippines, sau đó nó cũng sẽ xuất hiện trong cơ sở dữ liệu biển toàn cầu của IAEA (Maris) được điều hành bởi Phòng thí nghiệm Môi trường Monaco.

Đánh giá hiện tại

Tại cuộc họp tổng kết thường niên đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 8 năm 2012, các mô hình dự đoán thủy động lực học đã được trình diễn cho thấy rằng, những dòng đối lưu thuộc đại dương Kuroshio mạnh mẽ như thế nào và khả năng vận chuyển các chất phóng xạ của nó qua Thái Bình Dương theo hướng đông. Khả năng hòa tan to lớn của đại dương đã làm giảm nồng độ phóng xạ cao ban đầu về mức tương đối thấp. Tuy nhiên, gần đây kết quả phân tích của cá biển lấy mẫu gần bờ biển Nhật Bản cho thấy rằng, công tác giám sát chuyên sâu cần phải được tiếp tục thực hiện bởi các cơ quan có trách nhiệm để đảm bảo an toàn thủy sản cho người dân và để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình hiện tại.

Những quốc gia tham gia tại Hội nghị đánh giá thường niên đã được thông báo về tiến trình phát triển tại các lò phản ứng hạt nhân đã được cách ly tại Fukushima và nhận được thông tin về các kết quả phân tích nước biển và các mẫu sinh vật biển lấy từ  khu vực Thái Bình Dương

Cơ sở chung

Dự án Giám sát biển

Dự án bắt đầu vào ngày 1/7/2011 và dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2015, với các cuộc họp đánh giá thường niên. Kinh phí tài trợ cho dự án đã được cung cấp bởi các quốc gia Hoa Kỳ, New Zealand, Australia và Nhật Bản. Và Úc đang chịu trách nhiệm điều hành dự án.

Thỏa thuận hợp tác khu vực

Đa số các quốc gia tham gia vào dự án hợp tác đều cộng tác trên cơ sở Hiệp định hợp tác khu vực về  nghiên cứu, phát triển và đào tạo liên quan tới Khoa học và Công nghệ hạt nhân khu vực châu Á và Thái Bình Dương (RCA). Được thành lập vào năm 1972 dưới sự bảo trợ của IAEA, RCA là một mạng lưới liên chính phủ của các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học. Những Chính phủ tham gia dự án RCA bao gồm: Australia, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Myanmar, Nepal, New Zealand, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Những quốc tham gia sau này bao gồm: Campuchia, Quần đảo Cook, Fiji, Kiribati, Palau, Quần đảo Marshall và quần đảo Solomon.

Xây dựng năng lực cho các nước thành viên IAEA

IAEA phát triển và chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các quốc gia thành viên thông qua các hoạt động nghiên cứu phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, và các dự án hợp tác hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Theo: vinatom/iaea.org

www.nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động