Đóng điện công trình cáp ngầm 220 kV Tao Đàn - Tân Cảng (TP. Hồ Chí Minh)
07:58 | 28/12/2023
Giá điện ‘hai thành phần’ - Tăng vai trò hỗ trợ của điện than cho năng lượng tái tạo Bắt đầu từ ngày 1/1/2024 các nhà máy nhiệt điện chạy than của Trung Quốc được trả tiền (kể cả khi không phát điện, nhưng trực máy sẵn sàng). Đó là cải cách quan trọng, đánh giá đúng vai trò của nguồn điện chủ động trong bối cảnh nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số nội dung của chính sách mới này dưới đây để chúng ta cùng tham khảo. |
Đề xuất một số ‘chính sách cấp bách’ phát triển nguồn điện gió và điện khí tại Việt Nam Tập thể các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có văn bản tổng hợp, đánh giá, nhìn nhận và kiến nghị về “một số chính sách cấp bách cho phát triển các dự án điện gió và điện khí (sử dụng khí trong nước)/LNG (nhập khẩu) tại Việt Nam” gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. |
Hệ thống cáp ngầm 220 kV Tao Đàn - Tân Cảng là công trình năng lượng cấp 1, nhóm B, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, SPMB quản lý điều hành dự án và Công ty Truyền tải điện 4 tiếp nhận vận hành.
Công trình có quy mô xây dựng mới tuyến cáp ngầm 220 kV Tao Đàn - Tân Cảng (mạch kép) có tổng chiều dài khoảng 6,5 km. Điểm đầu tại Trạm biến áp 220 kV Tao Đàn hiện hữu (thuộc quận 1, TP. Hồ Chí Minh), điểm cuối Trạm biến áp 220 kV Tân Cảng xây dựng mới (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh).
Công trình được lắp mới 2 ngăn lộ đường dây 220 kV với thiết bị GIS tại vị trí dự phòng của phòng GIS 220 kV Tao Đàn và bổ sung, hoàn thiện hệ thống điều khiển bảo vệ cho hai ngăn lộ này.
Ngoài ra, dự án còn thực hiện một công trình dân sinh (cầu bộ hành bắc qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) dài khoảng 100 mét, với chi phí hơn 10 tỷ đồng giúp người dân thuận tiện đi lại, tạo thêm cảnh quan.
Trước đây, theo dự án ban đầu dự tính khoan ngầm qua kênh để xây dựng hầm, mương cáp ngầm 220 kV. Tuy nhiên, thực hiện theo đề nghị của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, dự án đã bổ sung công trình xây cầu bắc qua dòng kênh để tạo thuận tiện cho người dân đi lại, vui chơi và tạo thêm cảnh quan.
Trong quá trình thi công, dự án gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thi công trong điều kiện ngầm chật hẹp, tuyến cáp ngầm kéo dài, thời gian thi công chỉ được thực hiện vào ban đêm từ 22h - 5h00 sáng hôm sau. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của EVNNPT, sự nỗ lực, quyết tâm của SPMB và các đơn vị tham gia thi công, dự án đã về đích, đáp ứng mục tiêu tiến độ đề ra.
Việc hoàn thành công trình có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cung cấp điện một cách an toàn, liên tục trên hệ thống trong mọi chế độ vận hành (bình thường, sự cố N-1, sự cố N-2, hoặc sự cố N-1 trong khi đang thực hiện bảo dưỡng trong hệ thống). Công trình góp phần giảm tổn thất truyền tải, giảm tải cho đường dây 220 kV Nhà Bè - Tao Đàn trong chế độ vận hành bình thường và cả chế độ sự cố, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, công trình còn tạo mạch vòng đường dây 220 kV liên kết các trạm 220 kV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo cung cấp điện trong các trường hợp bảo dưỡng cả 2 mạch đường dây cấp điện cho Trạm biến áp 220 kV Tao Đàn, hoặc Trạm biến áp 220 kV Thủ Thiêm./.
XUÂN TÂN