Đến với trường điện và thực hiện ước mơ
06:43 | 01/09/2021
Giá trị cốt lõi: Học để biết, học để làm việc và học để chung sống:
1. Đến với nghề điện là đến với những công việc mà ở đó đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu và hiện đại; đến với những kỹ năng nhanh nhẹn và chính xác; là đến với tinh thần đồng đội và khả năng làm việc cống hiến quên mình trong hành trình đưa nguồn điện đến các bản làng, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; cho em thơ ánh sáng học hành; cho người lính hải quân vững tay súng bảo vệ đảo xa. Là đến với những nhà máy, xí nghiệp và dây chuyền sản xuất hiện đại, đến với công nghệ điều khiển số thông minh... Nơi đất nước chờ đợi những người trẻ nhiệt huyết và tiên phong.
EVN thắp sáng đảo Trường Sa. |
2. Sứ mệnh đó được vinh dự trao cho Trường Cao đẳng Điện lực lực TP. Hồ Chí Minh (EVNSPC-HEPC) - một cơ sở đào tạo uy tín được thành lập từ năm 1976 - nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lương cao cho ngành điện tại Việt Nam, bao gồm nhân lực hoạt động trong lĩnh vực: Điện lực, truyền tải điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện công nghiệp, tự động hóa.
3. Cơ sở vật chất của Trường bao gồm: Các khối nhà học, phòng học đạt tiêu chuẩn quốc gia; các phòng thí nghiệm (PTN) chuyên sâu: PTN cơ nhiệt, PTN rơ le TOSHIBA; PTN cáp ngầm 3M; PTN mô phỏng hệ thống điện; mô hình điều khiển trạm biến áp; xưởng thực tập điện công nghiệp; xưởng thực tập đường dây và trạm biến áp đến 110 kV; xưởng thực tập điện mặt trời...
Thực tập tại trường. |
4. Học phí thấp và nguồn học bổng đa dạng từ các doanh nghiệp, hội cựu SVHS là cơ hội không thể bỏ qua đối với những sinh viên vượt khó, ham học hỏi và yêu nghề.
Nguồn vốn đầu tư cho ngành điện được ưu tiên để phát triển đất nước, đưa đến nhiều cơ hội việc làm và thu nhâp cao, ổn định khi tốt nghiệp:
Tổng vốn đầu tư cho ngành điện giai đoạn 2021 - 2045: 7.467.917 tỷ đồng (320,65 tỷ USD), trong đó:
- Giai đoạn 2021 - 2025: 1.614.381 tỷ đồng (69,32 tỷ USD).
- Giai đoạn 2026 - 2030: 1.374.050 tỷ đồng (59,00 tỷ USD).
- Giai đoạn 2031 - 2035: 1.867.024 tỷ đồng (80,16 tỷ USD).
- Giai đoạn 2036 - 2040: 1.499.341 tỷ đồng (64,38 tỷ USD).
- Giai đoạn 2041 - 2045: 1.113.120 tỷ đồng (47,79 tỷ USD) (Nguồn: Dự thảo Quy hoạch điện 8).
5. Học ngành năng lượng tái tạo ở đâu?
Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cấp phép đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề năng lượng tái tạo.
Chúng tôi tự hào đem đến chương trình đào tạo tiên tiến nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án năng lượng tái tạo của Tập đoàn BIM, Tập đoàn Trung Nam, điện gió Bình Thuận, Bạc Liêu và rất nhiều các dự án khác...
Việt Nam là nước có nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á:
- Nguồn bức xạ nặt trời: Tổng công suất điện mặt trời hiện nay gần 20.000 MW.
Bản đồ bức xạ năng luợng mặt trời tại Việt Nam - nguồn Bộ Công Thương - GIZ. |
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á - dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp giai đoạn I , 2 triệu tấm pin mặt trời công suất 831 MWp. |
- Nguồn năng lượng gió:
Hơn 39% diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s ở độ cao 65 m và hơn 8% diện tích đất liền của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 7 m/s.
Điều này tương ứng với tiềm năng kỹ thuật của điện gió trên bờ vào khoảng 42.000 MW phù hợp với dự án điện gió quy mô lớn.
Tiềm năng gió ngoài khơi lớn hơn nhiều so với tiềm năng gió trên bờ do địa hình bờ biển dài và gió ngoài khơi thường có tốc độ cao, ổn định hơn.
Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đem lại nguồn thu nhập cao, bền vững. Riêng năng lượng gió ngoài khơi có thể đem lại 700.000 việc làm, tham gia chuỗi cung ứng 50 tỉ USD, theo WB:
6. Trong thời gian giãn cách xã hội sinh viên sẽ học Online thông qua các nền tảng giảng dạy trực tuyến: Zoom, google classroom, MS Team... với đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.
VƯỢT TRÊN CẢ NHỮNG LÝ DO, HÃY NẮM LẤY CƠ HỘI ĐỂ CHỌN TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HCM. |
Thông tin tuyển sinh: www.hepc.edu.vn/tuyensinh/thongtints.htm
Hotline: 02822155661
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH