RSS Feed for Đề xuất thẩm định hồ sơ dự thảo quyết định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 04/05/2024 07:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đề xuất thẩm định hồ sơ dự thảo quyết định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

 - Bộ Công Thương vừa đề xuất Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ dự thảo quyết định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới (thay thế cho Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg). Theo đó, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt có thể sẽ rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc (theo đề xuất của EVN và tư vấn), nhưng thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân.
Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý? Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý?

Ngày 9/11 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện việc tăng giá điện lần thứ hai trong năm 2023. Sau lần điều chỉnh này, dư luận đặc biệt quan tâm tới câu hỏi: Vậy, giá điện ở mức nào là hợp lý và ở mức nào thì EVN mới có thể cân đối được thu, chi? Để làm rõ thêm nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Phương pháp tính toán tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Phương pháp tính toán tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Bài báo dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc một số thông tin về giá cả nhiên liệu than, khí, LNG cho phát điện (bao gồm giá trong nước, thị trường quốc tế), đồng thời sử dụng phương pháp tính chi phí (giá thành) san bằng suốt đời sống dự án, hay còn gọi là “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Từ các kết quả tính toán, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số nhận xét, cùng một số giải pháp nhằm ứng phó linh hoạt, hiệu quả cho thị trường năng lượng Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc như sau:

Bậc 1: Cho 100 kWh đầu tiên, giá điện là 1.806,11 đồng/kWh (theo cơ cấu tại Quyết định 28 là 92%, còn cơ cấu điều chỉnh mới là 90%).

Bậc 2: Cho kWh từ 101 - 200, giá điện là 2.167,33 đồng/kWh (theo cơ cấu tại Quyết định 28 là 110%, còn cơ cấu điều chỉnh mới là 108%).

Bậc 3: Cho kWh từ 201 - 400 có giá là 2.729,23 đồng/kWh (theo cơ cấu tại Quyết định 28 là 138%, còn cơ cấu điều chỉnh mới là 136%).

Bậc 4: Cho kWh từ 401 - 700 có giá 3.250,99 đồng/kWh (theo cơ cấu tại Quyết định 28 là 154%, còn cơ cấu điều chỉnh mới là 162%).

Bậc 5: Cho kWh từ 701 trở lên, giá điện là 3.612,22 đồng/kWh (theo cơ cấu tại Quyết định 28 là 159%, còn cơ cấu điều chỉnh mới là 180%).

Việc tính toán giá điện cho từng bậc được thiết kế lại nhằm hạn chế tối đa tác động cho các hộ sử dụng điện. Trong đó, đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401 - 700 kWh và trên 700 kWh.

Theo Bộ Công Thương: Ưu điểm của phương án này là đơn giản, người dân dễ hiểu. Đồng thời, việc ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ, nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn. Mặt khác, sẽ hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tiền điện tăng thêm. Có nghĩa là dùng nhiều điện phải trả nhiều tiền./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động