RSS Feed for Công bố chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 12/10/2024 10:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Công bố chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018

 - Ngày 18/12/2019, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2020. Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018 là 1.727,41 đ/kWh, tăng 3,58% so với năm 2017.

Năm 2020, EVN dự kiến huy động 8,6 tỷ kWh nguồn điện chạy dầu
Đánh giá hiện trạng triển khai các dự án điện trọng điểm


 

 Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2020.

Chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018

Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 là 332.284,64 tỷ đồng, bao gồm chi phí sản xuất - kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018 là 1.727,41 đ/kWh, tăng 3,58% so với năm 2017.

Các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, cho thuê nhà khu nhà ở, nhà quản lý vận hành của các dự án nguồn điện của EVN đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất - kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên. Giá thành sản xuất kinh doanh điện của từng khâu như sau:

Khâu phát điện: Tổng chi phí khâu phát điện là 255.679,98 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.329,17 đ/kWh.

So với năm 2017, chi phí khâu phát điện năm 2018 tăng do một số yếu tố sau:

Năm 2018, tổng lượng nước về hồ chứa thủy điện đạt khoảng 365 tỷ m3, thấp hơn khoảng 12 tỷ m3 so với năm 2017, do đó, sản lượng điện từ thủy điện năm 2018 thấp hơn năm 2017, sản lượng điện huy động từ các nguồn điện khác như nhiệt điện than, tua bin khí, năng lượng tái tạo, v.v cao hơn so với 2017.

 Giá than, năm 2018, mặc dù giá than nội địa ổn định, tuy nhiên, giá than nhập khẩu năm 2018 tăng mạnh, cụ thể: giá than Coalfax và giá than NewCastle Index bình quân năm 2018 tăng so với năm 2017 lần lượt là 20,42% và 21,34%.

Giá than nhập khẩu tăng làm tăng chi phí mua điện từ các nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu như Formosa Đồng Nai, Formosa Hà Tĩnh và Duyên Hải 3.

Giá dầu, giá dầu trong nước gồm Diesel (DO), dầu Mazut (FO): giá dầu DO và  giá dầu FO bình quân năm 2018 tăng so với 2017 lần lượt là 22% và 20,7%. Giá dầu tăng đã làm tăng chi phí mua điện khi huy động các nhà máy nhiệt điện chạy dầu; giá dầu HSFO thế giới năm 2018 tăng cao so với năm 2017 khoảng 31,9%.

Giá khí, việc giá dầu HSFO thế giới (dùng để tham chiếu tính giá khí thị trường) tăng so với năm 2017 nêu trên làm tăng chi phí mua điện của nhà máy nhiệt điện Cà Mau và các nhà máy nhiệt điện có giá khí theo thị trường.

Về tỷ giá, tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2018 tăng 1,37% so với năm 2017. Tỷ giá tăng làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua theo hợp đồng bằng USD hoặc giá mua nhiên liệu bằng USD như các nhà máy nhiệt điện khí, nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu (như cụm các nhà máy điện Phú Mỹ EVN, Phú Mỹ BOT, Nhơn Trạch 1&2, Bà Rịa, Cà Mau 1&2, Formosa Đồng Nai, Formosa Hà Tĩnh, Duyên Hải 3, Cần Đơn, nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào) và các nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo khác.

Các khoản thuế, phí và tiền phải nộp:  Thuế tài nguyên nước năm 2018 tăng so với năm 2017, cụ thể: thuế  tài nguyên nước năm 2018 bằng 5% giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh); thuế  tài nguyên nước 11 tháng đầu năm 2017 bằng 5% giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh); Phí môi trường rừng tăng từ 20 đồng/kWh năm 2017 lên 36 đồng/kWh năm 2018; Thực hiện quy định tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước áp dụng cho cả năm 2018 so với năm 2017 chỉ áp dụng 04 tháng (từ tháng 9/2017).

Khâu truyền tải điện: Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 19.690,95 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 102,36 đ/kWh.

Tổng chi phí khâu truyền tải điện bao gồm khoản phân bổ số dư chênh lệch tỷ giá chưa được tính vào giá thành điện tại 31/12/2015 của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia với giá trị phân bổ năm 2018 là 1.828,22 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục điều tiết Điện lực.

Khâu phân phối - bán lẻ điện: Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 55.590,90 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 288,99 đ/kWh.

Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện, xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018, cụ thể như bảng sau:

TT

Xã, huyện đảo

Giá thành SXKD điện
(đ/kWh ĐTP)

Giá bán điện bình quân
(đ/kWh)

Tỷ lệ giá bán/giá thành

(%)

1

Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận)

5.849,85

1.797,07

30,72%

2

Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)

6.274,92

2.181,40

34,76%

3

Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

186.955,88

1.750,00

0,94%

4

Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

10.803,80

1.955,70

18,10%

5

Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

11.931,03

1.793,10

15,03%

6

Đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Nam)

12.909,09

1.727,27

13,38%

7

Các xã, đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa

15.928,57

1.571,43

9,87%

 

Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo nêu trên là 296,11 tỷ đồng.

Khâu phụ trợ - quản lý ngành: Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.322,81 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,88 đ/kWh.

Doanh thu bán điện của EVN

Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2018 là 192,36 tỷ kWh, tăng 10,14% so với năm 2017. Doanh thu bán điện năm 2018 là 332.983,34 tỷ đồng, tăng 14,84% so với năm 2017. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2018 là 1.731,04 đ/kWh, tăng 4,3% so với năm 2017.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của EVN lãi 698,701 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2018 là  0,47%.

Các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2018: Theo quy định tại Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016-2020, một phần khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của năm 2015 và khoản chênh lệch tỷ giá của cả năm 2017 sẽ được đưa vào chi phí năm 2018. Tuy nhiên, do năm 2018 không điều chỉnh giá điện nên hai khoản chênh lệch tỷ giá này với tổng giá trị khoảng 3.090,9 tỷ đồng được treo lại và chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2018./.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động