RSS Feed for Cơ chế tài chính cho PVN bù giá bao tiêu sản phẩm của Lọc hóa dầu Nghi Sơn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 09:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cơ chế tài chính cho PVN bù giá bao tiêu sản phẩm của Lọc hóa dầu Nghi Sơn

 - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về cơ chế xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Diesel đắt hơn xăng: Vì sao và liệu trong tương lai tới giá dầu còn rẻ hơn xăng? Diesel đắt hơn xăng: Vì sao và liệu trong tương lai tới giá dầu còn rẻ hơn xăng?

Giá dầu diesel gần đây đã tăng cao hơn giá xăng khá nhiều. Nguyên nhân do đâu và liệu dầu diesel có giảm giá thấp hơn xăng không? Dưới đây là tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Vai trò kho dự trữ quốc gia dầu thô, xăng dầu một số nước ASEAN - Nhìn về Việt Nam Vai trò kho dự trữ quốc gia dầu thô, xăng dầu một số nước ASEAN - Nhìn về Việt Nam

Như chúng ta đều biết, mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đề xuất Chính phủ (cơ hội đầu tư) Tổ hợp lọc hóa dầu và Kho dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu tại Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn. Để bạn đọc tham khảo và có cái nhìn thực tế hơn vấn đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp vài nét về vai trò đầu tư dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu ở một số nước ASEAN.

Nhập, xuất dầu thô của Việt Nam sao cho có lợi nhất? Nhập, xuất dầu thô của Việt Nam sao cho có lợi nhất?

Theo số liệu hải quan, năm 2021 Việt Nam nhập 9,939 triệu tấn dầu thô trị giá 5,157 tỷ USD và đồng thời xuất 3,130 triệu tấn trị giá 1,766 tỷ USD. Khi giá dầu thế giới tăng mạnh, câu hỏi phát sinh là: Liệu có thể để toàn bộ dầu lại để lọc trong nước được không? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết phân tích dưới đây.

So sánh giá điện và giá xăng ở Việt Nam So sánh giá điện và giá xăng ở Việt Nam

Xăng và điện là hai dạng năng lượng phổ biến nhất hiện nay. Xăng có ưu điểm là mật độ tập trung năng lượng cao và có thể lưu trữ bảo quản thời gian dài. Điện có ưu điểm dễ chuyển đổi thành dạng năng lượng khác nhưng không thể bảo quản dài hạn. Xăng lại chịu nhiều thứ thuế và phí hơn điện. Một khi đã cùng là năng lượng thì có thể so sánh với nhau. Muốn so sánh, chúng ta phải đưa về cùng một đơn vị, đó là VND/MJ.

Theo Nghị định 85/2022/NĐ-CP, ngày 24/10/2022: Khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn theo Hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiên liệu ký giữa PVN với Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, thực hiện Điểm 4 Nghị quyết số 42/2021/QH15 của Quốc hội, bao gồm:

- Xác định nhu cầu và nguyên tắc nhà nước xử lý tài chính.

- Lập dự toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí đầu vào của hoạt động bao tiêu sản phẩm của dự án khi xác định kết quả kinh doanh hằng năm của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Nghị định nêu rõ: Nhà nước xử lý tài chính cho PVN khi thanh toán khoản tiền bù giá đối với sản phẩm thực nhận của dự án Liên hợp Lọc hóa dầu (LHD) Nghi Sơn, nhưng không quá 10 năm (kể từ thời điểm PVN chính thức bao tiêu sản phẩm của dự án) trên nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Trường hợp kết quả thực hiện chuỗi bao tiêu trong năm phát sinh lãi, nhà nước không xử lý khoản tiền bù giá trong bao tiêu mà Chi nhánh Phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn (PVNDB) có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty LHD Nghi Sơn tương ứng sản lượng bao tiêu bán ra trong năm.

Thứ hai: Trường hợp kết quả thực hiện chuỗi bao tiêu trong năm phát sinh lỗ, số tiền nhà nước xử lý tài chính cho PVN được xác định theo quy định, nhưng tối đa không vượt quá chênh lệch giữa tổng số tiền bù giá phát sinh trong năm (đã bao gồm cả phụ phí thị trường/điều chỉnh giá, thuế tiêu thụ đặc biệt - nếu có kết cấu trong giá bao tiêu) mà PVNDB có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty LHD Nghi Sơn so với số tiền mà các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc bên mua khác có nghĩa vụ thanh toán cho PVNDB tương ứng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt - nếu có và phụ phí thị trường/điều chỉnh giá từ việc bán sản phẩm xăng, dầu, LPG.

Trong đó, số chênh lệch tương ứng từng đợt bán ra, được xác định như sau:

Cơ chế tài chính cho PVN bù giá bao tiêu sản phẩm tại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Việc xác định số tiền tối đa nhà nước xử lý tài chính cho PVN theo chênh lệch giữa tổng số tiền bù giá phát sinh trong năm so với tổng số tiền mà các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc bên mua khác có nghĩa vụ thanh toán cho PVNDB theo công thức trên, được áp dụng trong trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất theo cam kết của Việt Nam tại các FTA đối với mặt hàng xăng, dầu, LPG theo quy định kết cấu trong giá bán ra lớn hơn 0%.

Trường hợp số tiền xác định theo điểm này và công thức nêu trên lớn hơn khoản bù giá trong bao tiêu thì số tiền nhà nước xử lý tài chính cho PVN bằng khoản tiền bù giá trong bao tiêu theo quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 4 Nghị định này.

Trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất theo cam kết của Việt Nam tại các FTA đối với mặt hàng xăng, dầu, LPG theo quy định kết cấu trong giá bán ra bằng 0% thì số tiền tối đa nhà nước xử lý tài chính cho PVN được xác định theo quy định, nhưng không vượt quá khoản tiền bù giá trong bao tiêu.

Số tiền nhà nước xử lý tài chính cho PVN được xác định sau khi đã loại trừ sản lượng bao tiêu vượt quá sản lượng theo quy định về sản lượng bao tiêu tại Hợp đồng bao tiêu ký lần đầu (ngày 15/1/2013); sản lượng không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Hợp đồng bao tiêu và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Nghị định nêu rõ: Sau khi được Quốc hội thông qua dự toán chi ngân sách trung ương (NSTW) hằng năm đối với nhu cầu số tiền đề nghị nhà nước xử lý tài chính cho PVN, trong năm tài chính, hằng quý PVN được tạm sử dụng lợi nhuận sau thuế để thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu, nhưng không vượt dự toán chi cho nội dung này.

Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bảo đảm thanh toán khoản tiền bù giá cho Công ty LHD Nghi Sơn không vượt quá sản lượng theo Hợp đồng bao tiêu (theo sản lượng bao tiêu quy định tại thời điểm ký Hợp đồng bao tiêu lần đầu ngày 15/1/2013) và không bao tiêu đối với sản lượng không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Hợp đồng bao tiêu, không đạt QCVN của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

PVN chịu trách nhiệm về kết quả đàm phán, ký kết hợp đồng bao tiêu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sau bao tiêu (trong đó có điều khoản về công thức giá bao tiêu, giá bán ra) và hiệu quả hoạt động thực hiện chuỗi bao tiêu, bảo đảm kết thúc thời gian thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định này, PVNDB không phát sinh lỗ lũy kế.

PVNDB có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty LHD Nghi Sơn tại khâu bao tiêu tương ứng với sản lượng bao tiêu bán ra.

Nghị định có hiệu lực từ ngày ký ban hành (24/10/2022)./.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động