RSS Feed for Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm truyền tải điện một chiều cao áp với Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 02/05/2024 23:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm truyền tải điện một chiều cao áp với Việt Nam

 - Ngày 16/11/2023, tại Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam (GIZ Việt Nam) tổ chức hội thảo kỹ thuật chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ truyền tải điện một chiều cao áp (HVDC).
Truyền tải điện cao áp một chiều - Xu hướng quốc tế và định hướng của Việt Nam Truyền tải điện cao áp một chiều - Xu hướng quốc tế và định hướng của Việt Nam

Phần lớn lưới truyền tải và phân phối điện trên thế giới hiện đang hoạt động với dòng điện xoay chiều (AC), nhưng dòng một chiều điện áp cao (HVDC) đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong bối cảnh biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng đang diễn ra. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập đến vai trò của HVDC trong quá trình phát triển lưới điện hiện tại, cũng như triển vọng trong tương lai khi lưới điện thông minh ra đời.

Triển vọng truyền tải điện UHVDC và hàm ý ứng dụng cho Việt Nam Triển vọng truyền tải điện UHVDC và hàm ý ứng dụng cho Việt Nam

Theo nguồn tin nước ngoài: Trung Quốc vừa hoàn thành siêu dự án UHVDC ±800 kV cho việc truyền tải điện với khoảng cách 2.000 km. Đây là công nghệ với ưu điểm giảm tổn thất điện so với công nghệ 500 kV xoay chiều hiện có, phù hợp cho mục tiêu truyền tải năng lượng tái tạo và dồi dào từ xa đến nơi tiêu thụ. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm truyền tải điện một chiều cao áp với Việt Nam
Phó Tổng giám đốc EVNNPT Lưu Việt Tiến phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVNNPT Lưu Việt Tiến cho biết: Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tháng 5/2023) định hướng xây dựng 5.200 - 8.300 km đường dây và 40.000 - 60.000 MW dung lượng trạm biến áp siêu cao áp một chiều (trong giai đoạn 2031 - 2050). Trong bối cảnh phát triển 70.000 - 91.500 MW nguồn điện gió ngoài khơi đến năm 2050, thì việc ứng dụng HVDC là cần thiết nhằm tăng khả năng truyền tải xa, giảm tổn thất điện năng, tăng độ ổn định cho hệ thống điện, giảm diện tích đất sử dụng cho hành lang lưới điện. Vì vậy, công nghệ lưới điện truyền tải cao áp một chiều HVDC được chứng minh là một giải pháp tiên tiến được nhiều quốc gia lựa chọn để giải quyết vấn đề trên.

Theo ông Tiến: Trước bối cảnh trên, EVNNPT sẽ cần chuẩn bị nguồn lực để đầu tư và vận hành lưới điện truyền tải HVDC. Việc tổ chức hội thảo với nhiều diễn giả của các nước trên thế giới sẽ giúp EVNNPT có cái nhìn tổng quan hơn để sẵn sàng cho việc phát triển lưới điện truyền tải HVDC.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm truyền tải điện một chiều cao áp với Việt Nam
Hội thảo kỹ thuật chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ truyền tải điện một chiều cao áp.

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Chương trình Đối tác Năng lượng Việt Nam (CHLB Đức tại GIZ Việt Nam) Markus Bissel cho biết: Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về năng lượng tái tạo trong vài năm qua. Với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cho thấy: Việt Nam đang quyết tâm chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và giảm lượng khí thải carbon để chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng gió) vào lưới điện quốc gia đặt ra nhiều thách thức. Thực tế cho thấy, một trong những thách thức đáng kể trong việc tích hợp tỷ lệ lớn các nguồn năng lượng tái tạo là giới hạn truyền tải của lưới điện quốc gia. HVDC được coi là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, mang lại nhiều lợi thế so với công nghệ HVAC truyền thống.

Theo kinh nghiệm thực tiễn, việc đầu tư lưới điện truyền tải cao áp HVDC sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề. Trong đó, không chỉ giúp nâng cao giới hạn truyền tải giúp giải tỏa công suất liên vùng, tăng tỷ trọng trao đổi điện năng giữa các nước láng giềng, hỗ trợ tích hợp tỷ lệ cao nguồn năng lượng tái tạo, mà còn hỗ trợ công tác vận hành hệ thống điện an toàn, hiệu quả, giúp giảm dòng ngắn mạch, giảm tổn thất điện năng qua đó đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định, tin cậy và an ninh năng lượng quốc gia.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm truyền tải điện một chiều cao áp với Việt Nam
Giám đốc Chương trình Đối tác Năng lượng Việt Nam - CHLB Đức tại GIZ Việt Nam Markus Bissel phát biểu tại hội thảo.

Với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam nói chung và EVNNNPT nói riêng về chủ đề này, GIZ Việt Nam đã phối hợp với EVNNNPT tổ chức hội thảo kỹ thuật nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng dụng công nghệ HVDC. Trong đó, chú trọng kinh nghiệm kỹ thuật thực tế để hỗ trợ EVNNNPT có sự chuẩn bị tốt nhất cho công tác đầu tư xây dựng hệ thống HVDC trong tương lai.

Thông qua sự kiện này, GIZ mong muốn quy tụ các chuyên gia và lãnh đạo ngành để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc đầu tư và vận hành HVDC. Hy vọng, hội thảo kỹ thuật này sẽ tạo cơ hội cho tất cả các bên liên quan trao đổi ý tưởng và giải pháp nhằm vượt qua những thách thức mà quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam phải đối mặt.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe Trưởng nhóm chuyên gia HVDC, DNV (Văn phòng tại Hoa Kỳ) Chandra Mohan Sonnathi giới thiệu tổng quan về những ưu thế của các công nghệ HVDC so với công nghệ HVAC truyền thống, các ứng dụng phổ biến của công nghệ HVDC trong công tác trao đổi điện năng, liên kết lưới điện truyền tải, hỗ trợ vận hành hệ thống điện, nâng cao chất lượng điện năng và tối ưu hóa độ tin cậy của hệ thống điện. Ngoài ra, chuyên gia cũng chia sẻ lợi ích và giải pháp chuyển đổi đường dây truyền tải điện trên không xoay chiều (AC) hiện hữu thành đường dây một chiều (DC).

Tiếp đó, Trưởng nhóm công nghệ, Hitachi Energy India Shanthakumar M S chia sẻ về công nghệ và ứng dụng HVDC. Trong đó, tập chung giới thiệu công nghệ độc quyền có nhiều tính năng ưu việt HVDC LightR với tính linh hoạt trong cấu hình đấu nối và vận hành.

Trưởng nhóm công nghệ HVDC, Siemens Energy Eugen Starschich chia sẻ về công nghệ VSC (Voltage Source Converter) HVDC sử dụng bộ biến đổi đa cấp dạng mô đun (MMC) là công nghệ đang chi phối thị trường với nhiều đặc tính nổi trội trong vận hành mạng lưới điện yếu và bị tách đảo.

Chuyên gia về kỹ thuật điện cao áp, Phòng Thí nghiệm cao áp thuộc Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) TS. Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về “vai trò của quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc triển khai các dự án (HVDC)”. Với khuyến nghị cần bắt đầu ngay việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn, quy định làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng HVDC.

Kỹ sư giám sát và quy hoạch (Tổng công ty Điện lực Bangladesh) Adil Chawdhury chia sẻ kinh nghiệm thực tế 10 năm vận hành hệ thống liên kết HVDC back-to-back giữa Bangladesh và Ấn Độ để nhập khẩu điện.

Giám đốc Hệ thống điện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của EDF ở châu Á (có trụ sở tại Singapore) Christophe Nappez chia sẻ tổng quan về các dự án kết nối quốc tế đang được triển khai ở châu Á. Đánh giá so sánh về các công nghệ HVDC và phân tích chi phí cho một số cấu hình của đường dẫn HVDC.

Đại diện Tổng công ty Truyền tải điện Úc chia sẻ về tiêu chuẩn vận hành kỹ thuật của hệ thống HVDC trên cơ sở kinh nghiệm vận hành các dự án HVDC tại Úc.

Phát biểu kết luận tại hội thảo, ông Lưu Việt Tiến cảm ơn Tổ chức GIZ và các chuyên gia quốc tế đã hỗ trợ tổ chức hội thảo và chia sẻ rất nhiều thông tin bổ ích, qua đó giúp EVNNPT có cái nhìn tổng quan về HVDC./.

XUÂN TIẾN

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động