RSS Feed for Chỉ số tiếp cận điện năng: Hướng tới đích 35 ngày | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 02/01/2025 21:29
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chỉ số tiếp cận điện năng: Hướng tới đích 35 ngày

 - Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt bởi có đặc thù là sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng xảy ra đồng thời và có yêu cầu nghiêm ngặt về tính an toàn, độ tin cậy cung cấp, từ sự cố hệ thống điện của khách hàng sử dụng điện có thể gây ra sự cố của nhiều khách hàng khác. Thủ tục cấp diện phức tạp bởi liên quan đến chất lượng dịch vụ, an toàn chung, tiêu chuẩn kỹ thuật, đấu thầu mua sắm và các quy định liên quan gồm: Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định liên quan.

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng 22 bậc

Chỉ số tiếp cận điện năng

Ngành điện đã chủ động nghiên cứu về Chỉ số tiếp cận điện năng của WB và đánh giá hiện trạng thực hiện tại các tổng công ty điện lực, công ty điện lực. Báo cáo và đề xuất Bộ Công Thương các thay đổi cần thiết về quy định, gồm các công việc của Bộ Công Thương và các bộ khác). Một số địa phương như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu rất tích cực triển khai chỉ đạo các sở, ban, ngành để rút ngắn thời gian tiếp cận điện.

Ông Lê Văn Phước, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, bây giờ các khách hàng sử dụng điện chỉ thực hiện 1 thủ tục duy nhất về cấp điện. Trong 9 tháng đầu năm 2015, thời gian giải quyết các thủ tục của ngành điện bình quân khoảng 7,81 ngày, thấp hơn 5,19 ngày so với quy trình nội bộ của Tổng công ty là 13 ngày và thấp hơn 10,19 ngày so với quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BCT là 18 ngày. Còn với công trình do ngành điện đầu tư, thời gian thực hiện từ khi khách hàng đề nghị cấp điện đến khi nghiệm thu đóng điện bình quân khoảng 32,9 ngày, thấp hơn 26,1 ngày (theo đánh giá bình quân năm 2015 của Doing Business).

Thời gian qua, EVNHCMC luôn quan tâm đến công tác đo đếm điện năng, luôn đảm bảo việc đo đếm được thực hiện chính xác và minh bạch. Các công tơ đo đếm trước khi sử dụng đều phải thực hiện kiểm định và chỉ những công tơ có kết quả kiểm định đạt mới được phép lắp đặt cho khách hàng. Đơn vị thực hiện kiểm định là những đơn vị đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận có khả năng kiểm định, điển hình là Công ty Thí nghiệm Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Khi thực hiện lắp đặt, các công tơ luôn được lắp đặt ở vị trí thuận tiện cho khách hàng theo dõi, kiểm tra chỉ số điện năng tiêu thụ của mình. Trong trường hợp khách hàng có nghi ngờ về tính chính xác của công tơ, các công ty điện lực sẽ phối hợp với khách hàng kiểm tra sai số ngay tại hiện trường, hoặc thông qua các đơn vị kiểm định độc lập khác như Quatest 3, Chi cục Đo lường TP. Hồ Chí Minh… Hiện nay, các hướng dẫn về lắp đặt hệ thống đo đếm, kiểm tra sai số đều được phổ biến công khai tại trụ sở của các công ty điện lực, cũng như Trung tâm Chăm sóc Khách hàng để giúp khách hàng nắm bắt thông tin và hiểu về chính sách chăm sóc khách hàng của Tổng công ty.

Thời gian tiếp cận điện năng tại TP Hồ Chí Minh đã được cải thiện một bước. Hiện nay, EVNHCMC đã hiệu chỉnh quy trình ngành điện, sẽ chủ động đầu tư cấp điện chuyên dùng qua lưới điện trung áp cho khách hàng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ngoại trừ khách hàng đầu tư kinh doanh bất động sản), nhằm nâng cao hơn nữa chỉ số tiếp cận điện năng. Theo đó, các khách hàng này sẽ chỉ phải thực hiện 1 thủ tục duy nhất về đề nghị cấp điện, giảm 5 thủ tục khách hàng phải thực hiện, các thủ tục liên quan còn lại sẽ do điện lực thực hiện. Tổng công ty sẽ chịu toàn bộ chi phí đầu tư công trình điện chuyên dùng cho khách hàng, với tổng thời gian thực hiện từ khi nhận hồ sơ đề nghị cấp điện của khách hàng đến khi hoàn tất xây dựng công trình và cấp điện cho khách hàng là không quá 23 ngày, thấp hơn 36 ngày theo đánh giá bình quân năm 2015 của Doing Business.

Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh, thời gian giải quyết các thủ tục của các sở, ngành hiện nay không quá 15 ngày làm việc, gồm các thủ tục thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trồng trụ, thỏa thuận phù hợp quy hoạch và cấp phép thi công. Riêng, đối với công trình điện do khách hàng đề nghị tự đầu tư, thời gian giải quyết các thủ tục thuộc trách nhiệm của ngành điện và các sở, ngành là không quá 21 ngày làm việc. Cụ thể, thời gian giải quyết của ngành điện là không quá 6 ngày làm việc, rút ngắn 12 ngày làm việc so với Thông tư 33/2014/TT-BCT là 18 ngày, bao gồm 2 thủ tục thỏa thuận đấu nối (3 ngày) và nghiệm thu đóng điện (3 ngày), giảm 1 thủ tục so với quy trình hiện nay (thủ tục thỏa hiệp thiết kế). Thời gian giải quyết các sở, ngành là không quá 15 ngày làm việc, bao gồm 3 thủ tục: thỏa thuận hướng tuyến và vị trí trồng trụ, cấp phép thi công (Sở GTVT thực hiện 12 - 15 ngày), thỏa thuận phù hợp quy hoạch (Sở Công Thương thực hiện 3 ngày).

Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thực hiện Nghị quyết só 19/NQ-CP Chính phủ và quyết định số 3575/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, EVN đã triển khai 5 bước: Rà soát lại phân cấp, cơ chế đầu tư, trình tự thủ tục thực hiện để rút ngắn thời gian đầu tư công trình cấp điện cho khách hàng; Thực hiện nghiêm chế độ “1 cửa”, mọi giao dịch với khách hàng; các tổng công ty điện lực, công ty điện lực báo cáo các UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở ban ngành liên quan cải cách hành chính; Nắm bắt các chính sách thu hút đầu tư của địa phương để xây dựng các phương án và chuẩn bị vốn; Thông báo công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, đơn giá, định mức trong khâu cấu điện mới.

EVN đã xây dựng và triển khai các công cụ công nghệ thông tin vào công tác quản lý cấp điện trung áp. Ở đây, nhân viên có thể tác nghiệp, lãnh đạo có hể quản lý và giám sát, khách hàng có thể gửi yêu cầu cấp điện và tra cứu tiến độ giải quyết ngoài Intenet thông qua Websita chăm sóc khách hàng. Cách làm này giúp EVN chỉ trong 5 tháng đầu năm đã có 3.102/3.201 trường hợp, đạt 96,911% cấp điện giảm xuống 36 ngày, trung bình 83,39 ngày. Không dừng lại ở kết quả đạt được, EVN tiếp tục tiến trình công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, đơn giá, định mức trong khâu cấp điện mới. Tháng 9/2015, EVN đã triển khai các giải pháp để rút ngắn thời gian giải quyết các công việc liên quan đến điện lực xuống không quá 10 ngày, thay vì 18 ngày trước đó. Ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng: “Giúp tổng thời gian giải quyết thủ tục tiếp cận điện năng, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, xuống chỉ còn 28 ngày”.

Đích 35 ngày

 Kết quả xếp hạng chỉ số tiếp cận điện năng năm 2015 của Việt Nam ở vị trí 108/189 quốc gia được đánh giá, tăng 27 bậc so với năm 2014 (vị trí 135/189 nước), là chỉ số có kết quả thay đổi tốt nhất trong 10 chỉ số đánh giá về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Từ năm 2015, chỉ số này được đánh giá qua 4 tiêu chí: số thủ tục; thời gian thực hiện; chi phí đầu tư so với thu nhập bình quân quốc gia; giá điện và độ tin cậy cung cấp điện. Kết quả đánh giá Duing Business, năm 2014, đánh giá tiếp cận điện năng của Việt Nam: Thực hiện 6 thủ tục; thời gian 115 ngày; Chi phí 1,432.8%/thu nhập bình quân đầu người; Xếp hạng 135/189 quốc gia.

EVN tiếp tục rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, song để đáp ứng được các chỉ số của Duing Business cũng như mục tiêu đề ra, EVN đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung trong Thông tư số 33/2014/TT-BCT theo hướng chuyển thành hậu kiểm đối với việc xác nhận phù hợp với quy hoạch đối với các công trình trung áp để giúp giảm xuống mức 3 ngày. Các bộ: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố trực huộc trung ương theo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nội dung văn bản 820/VPCP-KTN ngày 30/1/2015 của Văn phòng Chính phủ về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng với lưới điện trung áp. EVN cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ban ngành thực hiện đúng các nội dung tại Điều 5 của Thông tư 33/2014/TT-BCT.

Thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam đặt mục tiêu đến cuối năm 2015 sẽ đạt mức trung bình của các nước ASEAN-6. Sau một năm thực hiện, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những chuyển động tích cực so với trước đây. Từ Chính phủ, các bộ cho đến các cấp chính quyền địa phương đều ý thức và quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo cụ thể trong việc triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó, một số kết quả quan trọng đã đạt được như thủ tục khởi sự kinh doanh từ 10 thủ tục giảm xuống còn 5 thủ tục, với thời gian từ 31 ngày đã giảm xuống còn 6 ngày. Về tiếp cận điện năng, Bộ Công Thương và EVN đã xây đựng dược một biểu đồ để đưa mức tiếp cận điện năng của doanh nghiệp xuống còn 36 ngày. Bên cạnh đó, về bảo vệ nhà đầu tư, Việt Nam đã thiết lập các giải pháp tạo thuận lợi hơn cho các cổ đông thiểu số trực tiếp khởi kiện người quản lý doanh nghiệp và kiểm soát chặt chẽ những giao dịch phát sinh tư lợi… Trên các phương diện đó, chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam có thể tăng lên vài chục bậc so với hiện nay. Theo xếp hạng của World Bank, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 165. Chúng tôi dự tính thứ hạng của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 65 bậc trên bảng xếp hạng.

Thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam đặt mục tiêu đến cuối năm 2015 sẽ đạt mức trung bình của các nước ASEAN-6. Bà Laura McKechnie - Phó Giám đốc Phòng Phát triển kinh tế và Quản trị Nhà nước của USAID Việt Nam, trong một hội thảo hồi tháng 3/2015 đã khẳng định, Nghị quyết 19 là nỗ lực lớn của Chính phủ Việt Nam, để cải thiện môi trường kinh doanh, và tăng tính cạnh tranh quốc gia. Việc thực thi Nghị quyết này thành công sẽ đem lại lợi ích lớn cho khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo nên sự tăng trưởng bền vững và toàn diện của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, nó cũng góp phần tăng thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), qua đó sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam. Bà Laura McKechnie cho rằng EVN đang đi đúng hướng, song “EVN nên quay lại đóng góp thông tin cho các đối tác, các kỹ sư, nhà thầu, thợ điện, phòng cháy chữa cháy để rút gọn thêm các quy trình”.

Liên quan đến rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng theo Nghị quyết 19, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nhận định, việc thực hiện cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng phụ thuộc chủ yếu vào 3 nhân tố, đó là: EVN, các cơ quan quản lý nhà nước địa phương và nhà đầu tư (khách hàng yêu cầu cấp điện). EVN hiện đã có những giải pháp để rút ngắn thời gian cấp điện, nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ điện năng. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện này là thời gian thi công do các nhà đầu tư triển khai, kéo dài tới 63 ngày. Bên cạnh đó, việc tiếp cận điện năng cũng cần sự quan tâm, tham gia từ các cơ quan quản lý Nhà nước tại các địa phương, có như vậy mới thực hiện thành công Nghị quyết 19. 

SONG ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động