Bắt đầu thực thi dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn
09:59 | 12/05/2017
Cấp phép xây đường ống khí thiên nhiên lô B - Ô Môn
Lô 15-1 trong chiến lược phát triển Dầu khí Việt Nam
Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp khí Việt Nam
Tổng giám đốc SW POC Đỗ Khang Ninh (phải) nhận Giấy chứng nhận đầu tư từ lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang.
Đây là dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC), các nhà đầu tư tham gia bao gồm: PVN, Tổng Công ty Khí Việt Nam, MOECO của Nhật Bản và PTTEP của Thái Lan.
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho dự án vào ngày 9/11/2015.
Dự án có tổng chiều dài tuyến ống là 431km với công suất thiết kế 20,3 triệu m 3 khí/ngày, tương đương 6,4 tỷ m 3 khí/năm. Trong đó, tuyến ống biển dài khoảng 292km, tuyến ống bờ dài khoảng 102km, trạm tiếp bờ và trạm phân phối khí tại Kiên Giang, trung tâm phân phối khí tại Ô Môn.
Mục đích của dự án nhằm vận chuyển khí tự nhiên từ nguồn khí tại các Lô B, 48/95 và 52/97 để cấp khí cho các nhà máy điện tại Ô Môn (Cần Thơ), Kiên Giang, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau và các hộ tiêu thụ khác tại khu vực Tây Nam Bộ.
Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ chủ đầu tư triển khai dự án (bao gồm sớm hoàn thành các thủ tục liên quan đến việc quy hoạch đất; phối hợp và thẩm định việc đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định hiện hành, phù hợp với quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cũng như khu vực Tây Nam Bộ).
Trước đó, vào ngày 9/5, SW POC đã tổ chức Lễ ký Hợp đồng cập nhật thiết kế tổng thể (FEED) và lập tổng dự toán công trình đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn với Liên danh WorleyParsons Australia và Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PV Engineering). Đây là một trong những hạng mục quan trọng của dự án nhằm sớm đạt được quyết định đầu tư cuối cùng (FID) của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như chuẩn bị cho việc triển khai Hợp đồng EPC vào đầu năm 2018 để đi đến mục tiêu có khí vào cuối quý III/2021.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM