Bảo trì phòng ngừa: Những điều cần lưu ý khi vận hành nhà máy điện mặt trời
13:27 | 20/08/2020
Vì sao nên sử dụng các dịch vụ của Trung tâm Thí nghiệm và Dịch vụ GEC - VILAS 878?
Kiểm tra tổng quát
Khi một nhà máy năng lượng điện mặt trời đi vào hoạt động, đội ngũ chuyên viên O&M của GEC sẽ thiết lập lịch trình bảo trì phòng ngừa cho tất cả các thiết bị quan trọng. Lịch trình này sẽ bao gồm: Công tác điều chỉnh, vệ sinh, hiệu chỉnh, thay thế, kéo dài tuổi thọ các thiết bị và các hoạt động cộng thêm khác nếu cần thiết.
Trong suốt quá trình kiểm tra tổng quát, các hạng mục được kiểm tra bởi đội ngũ kỹ thuật từ GEC bao gồm:
Đảm bảo hệ thống thoát nước không bị tắc nghẽn và đảm bảo không có tình trạng đọng nước tại khu vực tấm pin.
Kiểm tra khả năng xói mòn gần chân móng của hệ thống khung đỡ tấm pin.
Kiểm tra tủ điện: Kiểm tra hiện tượng rỉ sét bên ngoài tủ điện và hệ thống khung đỡ.
Kiểm tra vệ sinh tại Nhà máy để đảm bảo không có hiện tượng nứt vỡ bệ đỡ inverter hoặc những nơi khác.
Đảm bảo các cáp điện được bó, giữ cẩn thận.
Kiểm tra các dấu hiệu phá hoại của các loại động vật tại khu vực tấm pin và Nhà máy.
Kiểm tra chi tiết
Ngoài các kiểm tra cơ bản, một số kiểm tra chi tiết xem là một phần không thể thiếu của việc bảo trì phòng ngừa bởi đội ngũ O&M từ GEC.
Tấm pin NLMT: Các tấm pin NLMT cần được chú trọng trong bảo trì phòng ngừa, đặc biệt là việc vệ sinh tấm pin.
Tần suất làm sạch tấm pin này được quyết định dựa trên mô phỏng PVsyst và các điều kiện về thời tiết/mức độ ô nhiễm tại vị trí đó.
Chất lượng nước: Khi thực hiện vệ sinh tấm pin cần lưu ý đến chỉ số TDS (tổng chất rắn hòa tan), các đặc tính của nước và dụng cụ sử dụng lau bề mặt. Chất lượng nước được thử nghiệm cứ sau mỗi 6 tháng để đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
Inverter: Hầu hết những nhà sản xuất biến tần quốc tế đều khuyến khích chúng ta nên bảo dưỡng Inverter hàng quý. Tuy nhiên, vì ở Việt Nam có nhiều bụi hơn so với các quốc gia khác nên GEC sẽ thực hiện việc bảo dưỡng Inverter với khoảng thời gian ngắn hơn 3 lần là vào hàng tháng. Gió làm mát phải thông qua một màng lọc, và màng lọc này cũng cần phải thường xuyên được làm sạch và thay mới định kì.
Là một phần trong các hoạt động phòng ngừa, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi sẽ kiểm tra điện áp/dòng điện tại Inverter và lưu trữ thông tin này. Việc này giúp nhận biết về biến động điện áp nếu có xảy ra.
Chụp ảnh nhiệt là một trong các thử nghiệm quan trọng nhất được thực hiện hàng tháng bởi đội ngũ kỹ thuật của GEC. Việc tìm kiếm các bất thường tại tấm pin (“Các điểm nóng”) hoặc các vị trí đấu nối cáp mà không thể nhận thấy được bằng mắt thường giúp ngăn ngừa hệ thống bị gián đoạn và gây tổn thất sản lượng. Công tác bảo trì thường xuyên mà trong đó có bao gồm việc chụp ảnh nhiệt bằng hồng ngoại sẽ đảm bảo tính an toàn và hoạt động tối ưu của nhà máy. Quá trình chụp ảnh nhiệt sẽ được thực hiện trên các mô đun quang điện, tủ đấu nối, hộp cầu chì, dao cách ly, các điểm đấu nối…
Sau khi hoàn thành việc chụp ảnh nhiệt tại một vị trí, các chuyên gia có thể xem lại các hình ảnh và thực hiện công tác khắc phục ngay lập tức. Khi toàn bộ các vị trí đều được phân tích bằng hình ảnh nhiệt, các hình ảnh sau đó sẽ được xử lý trong phần mềm của nhà sản xuất để cung cấp toàn bộ các báo cáo đến từng chi tiết; các báo cáo sẽ được gửi đến khách hàng để lưu hồ sơ: Lịch sử bảo trì thiết bị và dữ liệu để phục vụ cho các yêu cầu bảo hành.
Đầu nối cáp MC4: Bằng các biện pháp phòng ngừa, GEC đảm bảo rằng sẽ không có bất thường của các đầu nối MC4. Bất kì bất thường đều có thể gây ra hỏa hoạn và làm hư hỏng tấm pin.
Cảm biến bức xạ: Là một phần không thể thiếu của bất kỳ Nhà máy điện mặt trời nào. Đây là cảm biến dùng để đo lường ánh sáng mặt trời. Cụ thể hơn, cảm biến đo đo cường độ bức xạ mặt trời theo phương ngang hoặc theo độ nghiêng tấm pin (W/m2). Thông thường thì nên có ít nhất một cặp cảm biến bức xạ ở mỗi site (lý tưởng nhất là 2 cặp nhật xạ kế để cho dữ liệu chính xác). Một cảm biến được gắn song song với mặt đất, thiết bị còn lại gắn song song với độ nghiêng của tấm pin mặt trời. Dữ liệu W/m2 được ghi nhận bởi các cảm biến được sử dụng để xác định hiệu suất và sản lượng trên lý thuyết của nhà máy. Cảm biến cần được tháo ra và gửi đi hiệu chỉnh mỗi 2 năm/lần (hoặc là hàng năm/lần) và vệ sinh mỗi ngày để đảm bảo không bị bụi bẩn.
Máy biến áp: Đối với các máy biến áp tại site có công suất lắp đặt tính bằng MVA, các thông số như nhiệt độ hoạt động, nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây, và mức dầu cần phải được theo dõi theo định kỳ. Nếu bên trong máy biến áp có sự nhiễu loạn, các thông số trên sẽ báo hiệu là cần phải được theo dõi ít nhất 3 lần 1 ngày (10h sáng, 2h và 4h chiều, đây là thời điểm năng lượng mặt trời được tạo ra ở mức cực đại). GEC sẽ tiến hành các thử nghiệm IR/cáp/nhiệt độ dầu hàng năm để kiểm tra hiệu năng của máy biến áp.
Giám sát từ xa: Một nhà máy điện mặt trời cần được theo dõi, giám sát liên tục để có thể phát hiện ngay được lỗi/sự cố ngừng vận hành và tăng cường hoạt động. Chức năng này có thể được thực hiện tại Nhà máy hoặc từ xa tại nơi mà có thể trích xuất được tất cả các dữ liệu từ Inverter hoặc từ các thiết bị.
Bảo vệ nhà máy tránh khỏi những yếu tố bên ngoài: Để đảm bảo nhà máy hoạt động trơn tru (tức là không có bất kỳ sự ngưng trệ nào) các hệ thống điện cần phải được bịt kín. Nếu không, chuột hoặc các loài gặm nhắm có thể xâm nhập và bị giật điện. Điệu này sẽ gây ngắn mạch và ảnh hưởng đến toàn bộ nhà máy.
Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên có thể giúp quý khách hàng vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hiệu quả hơn. Đồng thời nếu quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ O&M cũng như muốn tư vấn các loại hình dịch vụ vận hành và bảo dưỡng, bảo trì cũng như quản lý tài sản nhà máy điện mặt trời, có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ trực tiếp tại:
Phòng Quản lý Vận hành - Công ty Cổ phần GEC
- 114 Trường Chinh, Phường Phù Đổng, Tp. Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
- 253 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.