RSS Feed for APEC cảnh báo rủi ro từ chính sách "nội địa hóa" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 26/12/2024 20:46
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

APEC cảnh báo rủi ro từ chính sách "nội địa hóa"

 - Những tranh chấp khu vực và quốc tế liên quan đến "yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa" hiện đã, đang và sẽ còn là vấn đề gây tranh cãi trong thương mại quốc tế.

Thí điểm “nội địa hóa” thiết bị một số dự án nhiệt điện chạy than

Thông tin trên được Bộ Công thương đưa ra tại "Hội thảo APEC về các yêu cầu hàm lượng nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng", tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 7 và 8 - 10.

Tại đây, đại biểu các nước APEC tỏ ra quan ngại về việc một số nước áp dụng các "yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa" - (LCRs) trong lĩnh vực năng lượng đối với một số bộ phận hoặc thiết bị phục vụ việc sản xuất hoặc sản sinh nguồn năng lượng.

Ông Ronal Steenblik cho biết, "Hàm lượng nội địa hóa"  được yêu cầu với các nguồn năng lượng tái tạo. Ảnh: Hải Vân 

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa đối với tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 24 tại Liên bang Nga đã chỉ đạo các Quan chức Cao cấp (SOM) nghiên cứu những tác động tiêu cực của các yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa đối với tăng trưởng kinh tế và hội nhập khu vực.

Ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, Hội thảo APEC về các yêu cầu hàm lượng nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng tổ chức lần này nhằm nâng cao nhận thức của các đại biểu APEC về yêu cầu hàm lượng nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng và chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm cũng như khuyến nghị về nội dung quan trọng này.

Không ít quốc gia trên thế giới sử dụng yêu cầu về nội địa hóa để khuyến khích sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc áp dụng các yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa một cách thái quá với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước.

Việc áp dụng LCRs đi ngược lại với các cam kết quốc tế, sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đối với tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, cản trở sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) và gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong thương mại quốc tế, nhiều vụ kiện liên quan tới yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa nói chung và trong lĩnh vực năng lượng nói riêng đã được xem xét và phân xử bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), do việc áp đặt các quy định này một cách chưa hợp lý đã vi phạm quy định của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và Hiệp định các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS).

Theo bà Eugenia Costanza Laurenza - Hiệp hội Luật sư châu Âu, thế giới đã có rất nhiều vụ kiện liên quan tới yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa do vi phạm quy định của Hiệp định Chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Hiệp định các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS).

Thậm chí, bà Laurenza cho rằng, quốc gia nào sử dụng LCRs sẽ có một số nguy cơ như: phụ thuộc vào vị trí của họ trong chuỗi cung ứng; sử dụng hàng hóa trong nước có chất lượng kém hơn so với hàng nhập khẩu; có thể tạo ra cơ chế không minh bạch; chi phí tiềm ẩn liên quan đến khiếu nại pháp lý hoặc thỏa hiệp chính trị.

An ninh năng lượng đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng của các quốc gia ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên nguồn cung năng lượng ngày càng hạn chế và cạn kiệt. Việc đảm bảo an ninh năng lượng là một trong những ưu tiên và mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.

Ông Ronal Steenblik, nhà nghiên cứu Chính sách Thương mại Cao cấp, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa cũng là yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, giúp doanh nghiệp cạnh tranh.

Các nhà hoạch định chính sách cần hiểu rõ các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp, như phân tích, đối thoại, tham vấn với các ngành công nghiệp.

Ông Ronal Steenblik khuyến cáo, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc các chính sách phù hợp nhằm thay thế các quy định tỷ lệ nội địa hóa.

Đối với ngành năng lượng tái tạo, Ông Ronal Steenblik nói “các biện pháp khuyến khích phù hợp hoặc phương pháp định giá các bon hiệu quả hơn”.

“Hội thảo APEC về các yêu cầu hàm lượng nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng", một trong chuỗi sự kiện về nội dung hợp tác nhằm phát triển năng lượng bền vững trong khu vực APEC do Việt Nam tổ chức.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động