RSS Feed for Than Đèo Nai: Phát huy truyền thống của thợ mỏ Anh hùng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 12:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Than Đèo Nai: Phát huy truyền thống của thợ mỏ Anh hùng

 - Xa xưa Đèo Nai có tên là Núi Trọc, là cái đèo nối con đường tắt từ Cẩm Phả đi Dương Huy, Ba Chẽ. Nguyên vùng đất này trước kia là một vùng rừng có nhiều gỗ lớn như: trầm, dẻ, trò, ngát lẫn với những vạt rừng tre, nứa bạt ngàn, hoang dã. Vào mùa xuân, măng tre và lộc cây mọc lên tươi tốt um tùm, nai rừng đến ở, sinh sôi rất nhiều, dân qua đây thấy thế nên thường gọi là Đèo Nai… Đó là lịch sử cái tên của mỏ than Đèo Nai bây giờ (Công ty cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin), trải qua 52 năm xây dựng và phát triển đây là một trong những đơn vị khai thác than lộ thiên lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

>> Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin: Huy động mọi nguồn vốn cho hệ thống vận tải liên hợp đất đá thải ô tô
>> Than Đèo Nai thi đấu bóng chuyền chào mừng ngày truyền thống
>> Than Đèo Nai: Nâng cao hiệu quả sản xuất từ giải pháp quản lý đồng bộ

HOÀNG THỊ QUỲNH TRANG

Bác Hồ thăm Mỏ Đèo Nai ngày 30/3/1959

Từ những năm đầu của thế kỷ 19, khi triều đình Nhà Nguyễn thời Minh Mạng (năm 1820) phát hiện ra than ở Quảng Ninh đến những năm cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp tiến hành thăm dò, khảo sát và khai thác than ở Quảng Ninh cũng đã khẳng định trữ lượng than và chất lượng than của Đèo Nai vào loại nhiều nhất, tốt nhất so với các vùng than khác trên thế giới. Than antraxit Đèo Nai đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành thăm dò, khai thác các mỏ than ở Quảng Ninh, vùng than Hòn Gai - Cẩm Phả (trong đó có than lộ trí Đèo Nai) từ tháng 4 năm 1888, đến nay đã 124  năm, hơn một thế kỷ các thế hệ công nhân mỏ Đèo Nai đã để lại cho lịch sử công nhân vùng mỏ những trang đáng ghi nhớ.

Thời kỳ thuộc Pháp (1888 - 1955) từ những người dân nô lệ, làm thuê bị bóc lột tàn nhẫn của chủ mỏ, những người thợ mỏ Đèo Nai luôn nêu cao tinh thần yêu nước với ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết, liên tục đứng lên đấu tranh.

Giai đoạn trước khi có Đảng (1888 - 1929) bắt đầu từ việc đòi chủ mỏ Pháp giải quyết những quyền lợi như: tăng lương, giảm giờ làm, chống cúp phạt, ngược đãi... đến những cao trào vận động cách mạng, đấu tranh sôi nổi, rầm rộ giành chính quyền cả nước (1930 - 1945).

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp giải phóng miền Bắc, giải phóng khu mỏ (1946 - 1955), đó là thời kỳ công nhân mỏ Đèo Nai cùng với công nhân vùng mỏ Quảng Ninh với những phong trào thi đua đầu tiên giữ gìn bảo vệ thiết bị máy móc khai thác mỏ, khôi phục nhanh sản xuất (giai đoạn từ 1955-1959).

 

Theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nặng, số 707 BCN/KB2, ngày 27/7/1960, Mỏ than Đèo Nai (nay là Công ty cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin) chính thức được thành lập (kể từ ngày 01/8/1960). Khi mới thành lập, mỏ có 6 đơn vị trực thuộc gồm: tầng 5, tầng 8, tầng 10, tầng 11, tầng 14 và bộ phận trục, băng chuyền với hơn 2.000 công nhân, cán bộ, trong đó có hơn 300 công nhân kỹ thuật, 2 kỹ sư, 24 trung cấp kỹ thuật và một đội ngũ đảng viên làm nòng cốt.

Từ khi thành lập Mỏ đến nay, đội ngũ công nhân Than Đèo Nai phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng vẻ vang của giai cấp công nhân, vượt lên muôn vàn khó khăn thử thách, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với tinh thần: Sản xuất than như quân đội đánh giặc, mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt, đó là thời kỳ lao động quên mình làm thật nhiều than cho Tổ quốc.

Đặc biệt, bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ những người thợ mỏ Đèo Nai đã phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo vươn lên thành một điểm sáng, tiêu biểu của ngành Than.

Sau 52 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Than Đèo Nai đã có trên 3.000 cán bộ công nhân viên, trên 800 đảng viên, hầu hết công nhân đều có trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, tay nghề cao.

Than Đèo Nai ngày nay đã được khai thác, sản xuất bằng các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, chất lượng than đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi hầu hết các nước phát triển trên thế giới.

Thực hiện lời dạy của Bác, phát huy những phần thưởng cao quý đã được Đảng, Nhà nước phong tặng, hiện nay các thế hệ công nhân, cán bộ trong Than Đèo Nai đã phát huy trình độ, kiến thức, đoàn kết xây dựng Công ty phát triển đi lên. Phong trào thợ mỏ Đèo Nai giàu về kiến thức, đẹp về nếp sống đã khơi dậy lòng tự hào trong suy nghĩ và hành động của toàn thể CBCNV Công ty, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện tu dưỡng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hệ thống chính trị Than Đèo Nai là một khối thống nhất vì mục tiêu chung xây dựng phát triển ổn định, bền vững trong đó Đảng bộ Công ty là nhân tố quyết định thắng lợi toàn bộ phong trào công nhân, là Đảng bộ vững mạnh về tư tưởng chính trị, tổ chức, kỷ luật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công ty, tổ chức Công đoàn Công ty ngoài việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, còn luôn tích cực vận động cán bộ công nhân đảm nhận nhiều công trình việc khó, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất thiết bị xe máy, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, trong nhiều năm qua Đoàn thanh niên Công ty thực sự là lực lượng nòng cốt trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất.

Bên cạnh đó, phát huy phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, Hội Cựu chiến binh Công ty luôn kiên cường trong chiến đấu và hăng hái trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ khai trường ranh giới mỏ.

Trong những năm qua, công nhân cán bộ Than Đèo Nai luôn phát huy tinh thần kỷ luật và đồng tâm của giai cấp công nhân ngành Than, quyết tâm cùng lãnh đạo Công ty có những quyết sách đúng đắn để vượt qua giai đoạn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập, đời sống cho người lao động.

Hoàng Thị Quỳnh Trang (Văn phòng Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin)

 

Các phần thưởng cao quý đã được phong tặng:

Huân chương độc lập hạng Ba

Huân chương Độc Lập hạng Nhì

Huân chương Lao động hạng Ba

Huân chương Lao động hạng Nhì

Huân chương Lao động hạng Nhất

Huân chương quân công hạng Ba

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Anh hùng Lao động

Niều tập thể, cá nhân trong Công ty được tặng thưởng Huân chương lao động, huân chương kháng chiến, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ, ngành, địa phương.

Hai cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; nhiều lượt cán bộ công nhân được công nhận là chiến sỹ thi đua các cấp.

NangluongVietnam

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động