Quy chế quản trị chi phí kinh doanh của TKV
22:21 | 08/06/2016
TKV chỉ duy trì bốn lĩnh vực chính trong tái cơ cấu
Theo TKV, Quy chế gồm 4 chương 9 điều, quy định chi tiết cơ chế và phương pháp quản trị chi phí kinh doanh; việc điều chỉnh chỉ tiêu giao khoán, xác định mức độ tiết kiệm, bội chi và đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch năm…
Quy chế áp dụng đối với Công ty mẹ - Tập đoàn TKV bao gồm các đơn vị trực thuộc TKV; các công ty con tham gia kế hoạch PHKD trong Tập đoàn các công ty TKV. TKV căn cứ vào Quy chế này để lựa chọn, quyết định chỉ tiêu giao khoán và phương án kế hoạch kinh doanh tối ưu, xác định giá mua - bán giữa TKV và các đơn vị nhận thầu khai thác, sàng tuyển, chế biến than, khoáng sản trong Tập đoàn; làm cơ sở hoàn thiện bộ máy và công cụ quản trị doanh nghiệp hiện đại; điều hành chi phí, chính sách giá cả trong Tập đoàn; kiểm soát chi phí, giá thành, giá mua - bán trong Tập đoàn, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý vi phạm trong quản trị chi phí, giá thành, giá mua - bán nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, của doanh nghiệp và của Nhà nước. Các công ty con và đơn vị trực thuộc TKV căn cứ vào quy định tại Quy chế này để tổ chức thực hiện khoán quản trị chi phí nội bộ doanh nghiệp, lập phương án giá thành, giá bán các sản phẩm, dịch vụ tham gia kế hoạch PHKD trong Tập đoàn.
Công ty mẹ bao gồm các đơn vị trực thuộc TKV, các công ty con khi tham gia kế hoạch PHKD phải tuân thủ Quy chế này và các quy định theo pháp luật hiện hành, tự trang trải các khoản chi phí bằng các khoản thu nhập, tự chịu trách nhiệm về công tác khoán quản chi phí nội bộ doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Các chỉ tiêu giao khoán chỉ được phép điều chỉnh trong trường hợp các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ biến động khách quan đã được Tổng Giám đốc và/hoặc các Phó Tổng Giám đốc phụ trách của TKV chỉ đạo kiểm tra, xác nhận hàng quý và được HĐTV TKV phê duyệt điều chỉnh; các chế độ, chính sách, giá cả một số đầu vào theo quy định thay đổi, thị trường biến động khách quan và các trường hợp bất khả kháng (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, cháy mỏ, ngập mỏ…) ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
NangluongVietnam Online