RSS Feed for Ngành Than Việt Nam đi qua "tâm bão" năm 2012 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 19:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ngành Than Việt Nam đi qua 'tâm bão' năm 2012

 - Tâm bão đề cập đến chính là tình trạng suy thoái kinh tế thế giới cũng như trong nước đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Không nằm ngoài bối cảnh chung đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) của những người thợ mỏ giàu truyền thống đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

>> Tạo bước phát triển đột phá cho Vinacomin
>> Mục tiêu tiêu thụ 4 triệu tấn than trong tháng đầu tiên của năm mới
>> Năm 2013, Vinacomin phấn đấu tiêu thụ trên 40 triệu tấn than
>> Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than
>> Việt Nam hướng tới chỉ xuất khẩu sản phẩm khoáng sản sau chế biến
>> Nhìn lại công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Than năm 2012

Họp bàn các giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ than

Họp bàn các giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ than

Khó khăn chỉ là tạm thời

Năm 2012 là năm Vinacomin gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù Tập đoàn đã sớm có nhìn nhận, đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước khi xây dựng kế hoạch SXKD đầu năm, song vẫn không lường hết được diễn biến và sức tác động ghê gớm của tình trạng suy thoái kinh tế thế giới và trong nước mà trực tiếp là thị trường tiêu thụ than và các sản phẩm khoáng sản khác. 

Theo đánh giá của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn kiêm Giám đốc Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh - Phạm Văn Mật, đây có lẽ là năm khó khăn nhất đối với ngành Than - Khoáng sản. Trong nước, các hộ tiêu thụ lớn như: điện, xi măng, vật liệu xây dựng… đều giảm sản xuất, dẫn đến lượng tiêu thụ than trong nước giảm. Đầu năm, các đơn vị đăng ký 34 triệu tấn, nhưng đến nay, khả năng chỉ thực hiện được 25 triệu tấn. Tương tự, với than xuất khẩu, do kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu về năng lượng giảm, dẫn đến tồn kho của các nước sản xuất nhiều than tăng cao, giá than trên thị trường thế giới giảm rất sâu, từ 30 - 40%. 

Để cán bộ công nhân hiểu được những khó khăn, có thái độ và hành động ứng xử đúng, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban điều hành Tập đoàn đã có nghị quyết để quán triệt trong đảng viên, CNCB từ cơ quan Tập đoàn cho đến các đơn vị thành viên; đồng thời phân công lãnh đạo đến từng đơn vị để tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, thợ lò và người lao động. Thực tế trên cũng “buộc” Tập đoàn phải giảm sản lượng, cắt giảm quyết liệt chi phí và những hạng mục đầu tư chưa thực sự cấp bách, san sẻ việc làm, giảm thu nhập…

Tuy nhiên, theo như quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam - Trần Viết Ngãi, tình trạng than tồn kho và những khó khăn trước mắt của Vinacomin chỉ là tạm thời. Để đảm nhận tốt vai trò là một trong ba trụ cột an ninh năng lượng quốc gia đòi hỏi Tập đoàn phải có những bước đột phá mới đảm bảo đủ sản lượng than cho quy hoạch điện VII mà Chính phủ đã phê duyệt. 

Hơn thế nữa, như Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Trần Xuân Hòa đã nhiều lần khẳng định: "với ngành Than - Khoáng sản, người thợ mỏ luôn luôn biết nhìn thẳng vào những khó khăn. Do đó, nói thẳng, nói thật, nói rõ khó khăn, để thợ mỏ thấu hiểu tình hình cũng chính là cách tập hợp lực lượng, cùng nhau đoàn kết, phấn đấu vượt khó”.

Ứng xử linh hoạt, giải pháp phù hợp, chủ động vượt khó

Bám sát vào tình hình thực tiễn, ngay từ đầu năm 2012, lãnh đạo Tập đoàn đã ban hành Chỉ thị 65/CT- VINACOMIN; Công văn 3027/VINACOMIN-LĐLĐ; Công văn 3028/VINACOMIN-KH, đưa ra những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành linh hoạt từng tháng, từng quý với mục tiêu duy trì sản xuất, việc làm và không để tồn kho tăng cao. Đảng ủy, ban lãnh đạo điều hành và Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 151/NQLT về việc  tập trung chỉ đạo, tăng cường quản lý, triển khai các biện pháp thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2012 phân tích các hạn chế, bất cập, thiếu sót và đề xuất các biện pháp khắc phục.

Theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phạm Văn Mật, “tình hình khó khăn phải có cách ứng xử hợp với khó khăn. Trong đó, quan trọng nhất là khơi dậy được Truyền thống “Kỷ luật - Đồng tâm” của công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than. Truyền thống này được phát huy đồng nghĩa với việc tập hợp được ý chí, sự đồng sức đồng lòng của CBCNV để vượt qua giai đoạn sóng gió trước mắt, chuẩn bị tốt cho kế hoạch những năm tiếp theo”.

Việc điều chỉnh tiêu thụ từ 45,5 triệu tấn than xuống 39 triệu tấn, đương nhiên doanh thu sẽ giảm, trong khi nhiều khoản chi phí vẫn phải thực hiện. Để đảm bảo không bị thua lỗ, Tập đoàn đã đưa ra một loạt các giải pháp. Trong đó, quyết liệt hơn trong tiết giảm chi phí, rà soát cắt giảm các chương trình đầu tư không cần thiết, giãn đầu tư một số công trình. Quyết định giảm 15% hệ số bóc đất đá, tiết giảm chi phí trong các công đoạn tối thiểu 5%; tiết giảm tiền lương khối văn phòng từ 10- 20%, chỉ ưu tiên cho lực lượng thợ lò…

Tập đoàn cũng đồng thời triển khai nhiều giải pháp điều hành linh hoạt để sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ như thưc hiện giãn sản lượng, giảm bóc đất, giảm ngày làm việc, hay bố trí làm việc luân phiên, giải quyết cho người lao động nghỉ phép, giảm và dừng hẳn thuê ngoài. Trong khâu kỹ thuật công nghệ, Tập đoàn tăng cường quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao phẩm cấp, chất lượng than…

Giải pháp ký kết phối hợp kế hoạch sản xuất - kinh doanh sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nội bộ Tập đoàn và sử dụng hàng Việt Nam cũng được tăng cường. Nếu như trước đây, việc sử dụng sản phẩm của nhau (thiết bị cơ khí, điện, vật liệu nổ công nghiệp, dầu nhờn…) đã được thực hiện với các đơn vị thành viên trong Vinacomin, thì nay, công tác này càng được thực thi một cách quyết liệt, ráo riết hơn, nhằm tạo điều kiện, tạo sự gắn kết, sẻ chia cùng có việc làm và thu nhập.

Những tháng cuối năm, Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị tiếp tục kiểm soát chặt chẽ sản xuất, tập trung đào lò, củng cố thiết bị; đẩy mạnh tiêu thụ những loại than còn đang tồn kho lớn; khuyến khích các đơn vị tăng sản lượng tiêu thụ so với kế hoạch điều hành đồng thời ưu tiên tiêu thụ than của các đơn vị có giá thành thấp, nhằm đảm bảo cân đối tài chính trong Tập đoàn; tập trung kiểm tra, đôn đốc công tác an toàn; tiếp tục phối hợp với các cơ quan địa phương thực hiện tốt quản lý khai thác, bảo vệ ranh giới mỏ, đảm bảo an ninh trong quản lý khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than.

Với quyết tâm cao, 100% các đơn vị thành viên tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Tập đoàn, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Nhiều đơn vị còn tích cực, chủ động triển khai các chương trình tiết giảm chi phí, điều hành sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.

Thợ mỏ Vinacomin vẫn luôn lạc quan, thi đua lao động sản xuất trên tầng than, dưới đường lò

Thợ mỏ Vinacomin vẫn luôn lạc quan, thi đua lao động trên tầng than, dưới đường lò

Đi qua “tâm bão”

Năm 2012 đầy những khó khăn đang dần khép lại. Đến thời điểm này, nhiều đơn vị thành viên trong Tập đoàn đã kết thúc năm KH 2012 và đã bắt đầu lên kế hoạch cho năm 2013. Nhìn lại những khó khăn của năm 2012, Tổng giám đốc Tập đoàn Lê Minh Chuẩn cũng không còn quá căng thẳng bởi năm 2012 khó khăn nhiều hơn so với giai đoạn 1998 - 1999, nhưng hoàn toàn không có những cú sốc về tổ chức, tư tưởng, không gây xáo trộn cho xã hội, không làm mất an ninh trật tự cho vùng mỏ Quảng Ninh.

Với việc chủ động và có các giải pháp linh hoạt trong điều hành, Vinacomin vẫn cơ bản duy trì được sản xuất, đời sống, thu nhập của người lao động ổn định. Nếu như trước đây, số công nhân bỏ việc, đặc biệt ở hầm lò khá nhiều, thì vừa qua, nhiều thợ lò quay lại làm việc. Đó là những tín hiệu vui. Có lẽ, chỉ có ở vùng Than, truyền thống về "kỷ luật - đồng tâm", sự sẻ chia mới khiến người thợ mỏ nặng lòng đến thế!

Một năm nhiều khó khăn, thách thức - nhưng bài học mà ngành Than - Khoáng sản rút ra được cũng thật lớn. Nói như Chủ tịch HĐTV Trần Xuân Hòa: “Khó khăn của ngành Than - Khoáng sản hôm nay là dịp để chúng ta nhìn lại và chấn chỉnh hoạt động, chuẩn bị sức lực để bước tiếp những bước đi vững vàng hơn”.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Việt - Trung: "Những điều không thể không nói ra"
Triều Tiên muốn mở cửa theo "mô hình Việt Nam"?
Chuyên gia quân sự Nga bình luận vũ khí Trung Quốc
Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung
"Tình hình xấu hơn có khi là cơ may cho đất nước"
Ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội chống tham nhũng

Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc

Theo H. Mi (Doanhnghieptrunguong.vn)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động