RSS Feed for Giải pháp vượt khó của Than Khe Chàm | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 04:40
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giải pháp vượt khó của Than Khe Chàm

 - Trong thời gian vừa qua, khi thi công đào lò và khai thác tại mỏ Khe Chàm III - Công ty Than Khe Chàm - TKV, đặc biệt là tại vỉa 14-5 gặp điều kiện khó khăn do than trong vỉa mềm yếu, liên kết kém thường xuyên tụt lở trước gương ngay sau khi khoan nổ mìn. Đối với công tác đào lò, than mềm yếu dễ tụt lở gây khó khăn lớn cho công tác chống giữ, làm giảm tốc độ đào lò và gia tăng chi phí củng cố, chống xén lò. Đối với công tác khai thác, lở gương tụt nóc là một trong các sự cố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tiến gương, giảm sản lượng khai thác và năng suất lao động. Qua đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu giải pháp tăng độ liên kết của than, từ đó tăng thời gian duy trì phạm vi lưu không của trần than để kịp thời thực hiện công tác chống giữ.

TKV triển khai thăm dò than tầng sâu
Nối thông thành công cặp giếng mức -400 mỏ Mạo Khê

Mạnh dạn đưa ra giải pháp

Nhóm kỹ sư gồm ông Bùi Xuân May, Nguyễn Huy Nam, Lương Thanh Chung, Nguyễn Quang Vinh đã mạnh dạn đề xuất và được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giao nghiên cứu áp dụng giải pháp phun ép nước vào vỉa than nhằm gia tăng độ bền khối than. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách giúp Công ty khắc phục các khó khăn do sự cố tụt lở trước gương trong quá trình đào lò và khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Kỹ sư Lương Thanh Chung chỉ đạo thực hiện giải pháp cho các kỹ sư trẻ phòng kỹ thuật.

Trước khi áp dụng giải pháp phun ép nước, lò chợ 14-5-1D khấu chống trong vùng có điều kiện địa chất không ổn định, phía gương lò chợ xuất hiện các phay phá, than mềm yếu bở rời, nên  thường xuyên xảy ra lở gương tụt nóc với phạm vi rộng và chiều sâu lớn. Để xử lý hiện tượng lở gương trong quá trình khai thác, phân xưởng phải phải khấu tiến trước bằng cột thuỷ lực đơn với xà gỗ sau đó mới tiến hành di chuyển giá xích vào vị trí khấu tiến trước, các vị trí tụt nóc phải xếp gỗ kích nóc, việc xử lý lở gương tụt nóc đã làm chậm tốc độ tiến gương của lò chợ.

Kết quả thống kê tại các bảng 1.1 và 1.2 cho thấy: sau 9 ÷ 12 ca tương đương 3 ÷ 4 ngày lò chợ mới hoàn thành một chu kỳ khai thác với tiến độ 0,8 m, tốc độ tiến gương lò chợ đạt khoảng 6,4 ÷ 8,0 m/tháng, sản lượng khai thác chỉ đạt 8.117 ÷ 9.276 T/tháng, năng suất lao động đạt 2,8 ÷ 3,3 T/công.

Sau khi phun ép nước bằng lỗ khoan trung bình, các chỉ tiêu trên đều được cải thiện. Theo kết quả thống kê tại các bảng 2.3 và 2.4 cho thấy chỉ sau 1,5 ÷ 2,5 ngày đã hoàn thành một chu kỳ khai thác với tiến độ 0,8 m, tốc độ tiến gương lò chợ tăng lên 8,0 ÷ 12,8 m/tháng, do đó sản lượng khai thác đã tăng và đạt từ 10.827 ÷ 15.935 T/tháng, năng suất lao động đạt 4,1 ÷ 5,8 T/công.

Kết quả trên cho thấy, sau khi phun ép nước gương than ổn định hơn, phạm vi lở gương tụt nóc giảm, tốc độ tiến gương được đẩy nhanh, hệ số hoàn thành chu kỳ cao hơn nên sản lượng khai thác và năng suất lao động đều được cải thiện so với trước khi phun ép nước.

Tại lò chợ 14-5-5 cho thấy, nếu không tính tháng 4/2016 là thời gian bắt đầu đưa lò chợ vào khai thác và các yếu tố khác như: không thu hồi than nóc hoặc khấu hợp long (Trong tháng 7 -:- 8/2016) thì giải pháp phun ép nước cũng mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc tăng sản lượng khai thác và năng suất lao động.

Thống kê cho thấy trong tháng 5/2016 khi lò chợ khấu vào phạm vi than chưa được làm ẩm hiệu quả sau đợt bơm ép đầu tiên, sản lượng khai thác chỉ đạt 8.522 tấn, năng suất lao động đạt 4,0 T/công, tốc độ tiến gương đạt 5,7 m/tháng. Sau khi lò chợ khấu vào phạm vi đã được làm ẩm hiệu quả (tháng 6 và tháng 8/2016) sản lượng khai thác và năng suất lao động đều tăng, đạt từ 15.888 ÷ 18.278 tấn/tháng, năng suất lao động đạt từ 7,8 ÷ 8,5 T/công, tốc độ tiến gương đạt từ 10,0 ÷ 10,5 m/tháng.

Hiệu quả của giải pháp

Sau khi áp dụng giải pháp phun ép nước cũng mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc tăng sản lượng khai thác và năng suất lao động. Thống kê cho thấy trong tháng 5/2016 khi lò chợ khấu vào phạm vi than chưa được làm ẩm hiệu quả sau đợt bơm ép đầu tiên, sản lượng khai thác chỉ đạt 8.522 tấn, năng suất lao động đạt 4,0 T/công, tốc độ tiến gương đạt 5,7 m/tháng. Sau khi lò chợ khấu vào phạm vi đã được làm ẩm hiệu quả (tháng 6 và tháng 8/2016) sản lượng khai thác và năng suất lao động đều tăng, đạt từ 15.888 ÷ 18.278 tấn/tháng, năng suất lao động đạt từ 7,8 ÷ 8,5 T/công, tốc độ tiến gương đạt từ 10,0 ÷ 10,5 m/tháng.

Qua quá trình áp dụng giải pháp phun ép nước tại hai khu vực lò chợ 14.5-1D và lò chợ 14.5-5 vỉa 14-5 là hai khu vực có điều kiện địa chất không ổn định, than mềm yếu, bở rời đã mang lại những hiệu quả rõ rệt như: hạn chế tối đa tình trạng tụt nóc, lở gương than trong quá trình khai thác, đào lò; tạo sự kết dính cũng như tăng tính ổn định của vỉa than; làm giảm bụi, giảm nhiệt độ, cải thiện điều kiện vi khí hậu trong trong quá trình khai thác than hầm lò; làm giảm chi phí củng cố, chống xén lò; đẩy nhanh tiến độ đào lò, khai thác, tăng năng suất lao động... góp phần làm giảm giá thành khai thác than hầm lò.

Sau thời gian áp dụng giải pháp Nghiên cứu các giải pháp phun ép nước tăng độ liên kết của than tại các khu vực có điều kiện địa chất không ổn định, than mềm yếu bở rời đã được lãnh đạo Tập đoàn TKV và các đơn vị trong ngành đánh giá cao và Nhóm tác giả đã mang giải pháp tham gia dự thi tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI năm (2016 - 2017) đạt giải nhất và được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 và đã đạt giải khuyến khích.

KIÊN VIỆT

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động