RSS Feed for Chủ tịch Vinacomin: Dự án bauxite sắp có "quyết định rất lớn" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 25/12/2024 12:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chủ tịch Vinacomin: Dự án bauxite sắp có 'quyết định rất lớn'

 - "Các anh chị không bao giờ ôm nỗi trăn trở như các ông giám đốc doanh nghiệp, nhưng chúng tôi thì phải tính toán", Chủ tịch Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Trần Xuân Hòa nói với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 20/5.

>> Vinacomin thông tin về thuế và công nghệ sản xuất alumina
>> Vinacomin thông tin về hai dự án bauxite Tây Nguyên
>> Vinacomin đã sản xuất trên 31.000 tấn alumin
>> Bùn đỏ là nguyên liệu sản xuất thép và vật liệu xây dựng
>> Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thành Nhà máy alumin Nhân Cơ
>> Chính phủ đánh giá xử lý bùn đỏ bauxite Tân Rai

Chủ tịch TKV: Dự án bauxite sắp có “quyết định rất lớn”

Ông Trần Xuân Hòa: "Với bauxite ở Đắc Nông, chỉ trong vòng 2-3 tháng nữa thôi có thể sẽ được nghe quyết định rất quan trọng từ cơ quan chức năng".

Trước lo ngại của dự luận về hiệu quả của hai dự án bauxite của Vinacomin tại Tây nguyên, ông Trần Xuân Hòa khẳng định: “Giờ dự án bauxite đã làm ra sản phẩm, tôi xin nói, chỉ trong vòng năm nay, sẽ có những quyết định rất lớn tiếp theo của Chính phủ về vấn đề này”.

Thưa ông, có thể chấp nhận nhận lỗ trong 3-5 năm đầu ở cả hai dự án cũng là chuyện bình thường trong kinh doanh. Song với đặc thù việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên ở cả 2 nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, quãng đường vận chuyển quá dài sẽ làm sản phẩm mất sức cạnh tranh, khó có hiệu quả. Trong khi chưa thể khẳng định Tân Rai đến thời điểm nào sẽ hết lỗ hay thị trường thế giới có thay đổi thuận lợi hơn, tạm dừng dự án Nhân Cơ khi mới rót 6.000/11.000 tỷ đồng đầu tư là hướng đi hợp lý?

Với bauxite ở Đắc Nông, chỉ trong vòng 2-3 tháng nữa thôi có thể sẽ được nghe quyết định rất quan trọng từ cơ quan chức năng. Tất cả các vấn đề, kể cả việc vận chuyển, xuất khẩu sẽ được giải quyết tại chỗ. Nhưng đó là một phần của bí mật kinh doanh, thương trường nên phút chót, khi đã tiến hành mới có thể công bố được. Còn giờ, cạnh tranh quốc tế mà cứ phải đưa hết những vấn đề đó ra rất khó cho chúng tôi.

Các bạn cũng cần phải tin là ngoài tập đoàn ra còn phải có các bộ tư vấn, giám sát rất nhiều. Tôi nghĩ sự tin tưởng là điều quan trọng lúc này để giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong giai đoạn này, không chỉ doanh nghiệp nhà nước mà tất cả doanh nghiệp như báo chí nói đều đang rất khó khăn.

Những gì sai trái đã có cơ quan pháp luật, còn những gì thuộc về bí quyết kinh doanh, để đảm bảo bí mật cạnh tranh xin ủng hộ chúng tôi. 

Có những con số đã công khai, như mức chi phí khoảng 5.000 đồng/tấn đã là điểm bất lợi lớn khó có thể cạnh tranh. Nếu tiếp tục có thể gặp rủi ro lớn...

Về chi phí vận chuyển, hiện nay đường sá khó khăn thì chỉ một giai đoạn ngắn. Còn về quốc lộ thì đã có tính toán rõ ràng là được chạy với tải trọng 40 tấn. Điều đó đã được tính toán hết trong bài toán khi tiêu thụ Alumin. Còn hiện nay, khi đường sá đang kém thì trong một giai đoạn ngắn phải tuân thủ thôi. 

Đã là sản xuất thì bao giờ cũng có lúc thuận lợi, lúc khó khăn, chúng ta phải đồng lòng để tháo gỡ. Mà tôi nghĩ bên giao thông cũng đang có rất nhiều động thái tích cực để đầu tư đường sá mà vừa qua tôi được biết trong chuyến thăm của Thủ tướng sang Nga, Belarus có thông tin về một chương trình tài trợ đường sắt cho khu vực này. 

Kể cả có làm đường sắt nếu theo tính toán của các chuyên gia là với giá 3 tỷ USD thì cũng phải tính đến hiệu quả, dù không chỉ để vận chuyển riêng bauxite?

Tôi chưa bao giờ được nghe con số 3 tỷ USD này từ bên đường sắt, đó là theo tính toán của các chuyên gia, nhà khoa học.

Vận chuyển được theo đường thủy thì tốt nhất, sau mới đến đường sắt rồi đường ô tô. Theo tính toán, lợi thế về vận chuyển của những loại hình đường trên thì rõ ràng là tốt hơn đường ô tô. Còn hiện tại Nhà nước đang chỉnh sửa quy định về đầu tư bauxite. 

Vậy có thể hiểu các dự án bauxite vẫn được quyết tâm làm và sau 2 tháng nữa sẽ có những quyết định quan trọng, thưa ông?

Không phải là Vinacomin sẽ có những quyết định, mà xin phép cho tôi 2 tháng nữa để thấy kết quả, vì hiện nay tất cả đều đang trên bàn đàm phán. Các nhà báo xin cũng thông cảm cho doanh nghiệp. 

Sản phẩm của nhà máy alumina Tân Rai trong quá trình chạy thử

Vậy là lo lắng của các nhà khoa học và cử tri về dự án này chưa đủ căn cứ?

Nó có khác gì lo lắng của các nhà khoa học về dự án khai thác đồng ở Sinh Quyền (Lào Cai) đâu. Nếu giở lại báo chí về dự án này 2 -3 năm trước thì dư luận không khác gì, nhưng rõ ràng đến thời điểm này đây là dự án tốt nhất của Tổng công ty Khoáng sản. 

Nhưng nếu từ khi bắt đầu đến nay vẫn không ngừng gây tranh luận, nên chăng cần chủ động đề xuất vấn đề ra Quốc hội xem xét để tạo sự đồng thuận?

Dự án này không thuộc thẩm quyền của Quốc hội mà đã phân cấp cho Chính phủ. Chúng tôi cũng đã tổ chức họp báo đầy đủ về những vấn đề đó. Tại sao chúng tôi lại đưa dự án ra Quốc hội khi chúng tôi triển khai theo sự phân công của Chính phủ và đảm bảo các tiêu chí mà đề án đề ra?

Cá nhân tôi nghĩ, bằng quyết tâm cao, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự đồng lòng thực hiện, dần dần sẽ thấy kết quả, như dự án đồng Sinh Quyền trước đây. Tôi tin rằng dự án này cũng sẽ vậy, chỉ là thời điểm triển khai nhà máy đúng vào giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Khi đó, không chỉ alumin mà ngành khoáng sản nói chung đều khó khăn, ngay cả gạo còn khủng hoảng. Vậy nên chúng ta không nên quá lo lắng mà phải cùng nhau vượt qua khó khăn này. Chúng tôi với trách nhiệm của doanh nghiệp cũng phải bươn chải, phải tìm đường ra và thời gian sẽ chứng minh.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Hàng chục tỷ USD bí mật vào Triều Tiên như thế nào?
Quan hệ Nga-Nhật và chai rượu mùa nho năm 1855
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Chiêu 'miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên thất bại
Báo Nga bình luận về chuyến công du của Thủ tướng
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Truyền thông Nga: Việt Nam đàm phán mua tên lửa của Nga?

Nguồn Vneconomy

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động