Công nghiệp than
‘Nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bể than sông Hồng’
08:54 |19/02/2020
-
Trong phần nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy, bền vững của Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 11/2/2020 đã nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh khai thác than trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên; Khẩn trương nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bể than Đồng bằng sông Hồng... Theo đánh giá, đây có thể được coi là một trong những điểm mới, quan trọng của Nghị quyết lần này.
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]
Về phát triển nhiên liệu than, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã đề ra các mục tiêu, chiến lược cụ thể như sau:
1/ Xây dựng mới chiến lược phát triển ngành than gắn với nhiệm vụ đầu tư hiệu quả ra nước ngoài và nhập khẩu than dài hạn.
2/ Thực hiện dự trữ than phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện.
3/ Mở rộng tìm kiếm, thăm dò, nâng cao chất lượng công tác đánh giá các cấp trữ lượng và tài nguyên.
4/ Đẩy mạnh khai thác than trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên.
5/ Khẩn trương nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bể than Đồng bằng sông Hồng.
6/ Nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác hầm lò.
7/ Triển khai nhanh việc xây dựng hệ thống cảng, kho dự trữ và trung chuyển than quy mô lớn.
8/ Tăng cường cơ giới hoá, hiện đại hoá thiết bị sàng, tuyển và khai thác than.
9/ Rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tối ưu hoá các giải pháp cung cấp than ổn định cho sản xuất điện phù hợp với cơ chế thị trường.
Cùng với phát triển nhiên liệu than, Nghị quyết cũng nêu rõ chiến lược phát triển nguồn nhiệt điện than ở mức hợp lý, theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại (như công nghệ siêu tới hạn trở lên); bảo đảm thực hiện đầy đủ pháp luật về an toàn môi trường sinh thái, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Mặt khác, rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; kiên quyết đóng cửa đối với các nhà máy không thực hiện nâng cấp công nghệ theo quy định./.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Một năm vượt khó thành công của Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV (26/01)
- Sản xuất, kinh doanh của TKV: Dấu mốc vừa qua, tầm nhìn chặng đường mới (25/01)
- Năm 2020, TKV đã đạt kết quả ‘3 tốt’ (23/01)
- Than Hòn Gai: Tiền lương người lao động tăng 5% so với cùng kỳ (19/01)
- Than Vàng Danh phấn đấu công suất lò chợ tăng 5% so với năm 2020 (15/01)
- Than Núi Béo chuyển đổi thành công từ sản xuất lộ thiên sang hầm lò (10/01)
- Than Mạo Khê phát động thi đua sản xuất, kinh doanh (07/01)
- Tám nhiệm vụ trọng tâm của TKV trong năm 2021 (05/01)
- Than Mông Dương đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu tấn năm 2021 (31/12)
- Khánh thành công trình Nhà máy Sàng tuyển than Khe Chàm (29/12)
Các bài đã đăng:
- Than Uông Bí: Sáng kiến cải tiến giúp năng suất đào lò tăng 200% (19/02)
- TKV sẵn sàng cho mục tiêu mới (17/02)
- Than Núi Béo đặt mục tiêu 1 triệu tấn than hầm lò năm 2020 (10/02)
- Than Hà Lầm làm tốt công tác tuyển dụng lao động (04/02)
- Tám nhiệm vụ trọng tâm của TKV trong năm 2020 (11/01)
- ‘Không để tổ máy nhiệt điện nào phải dừng do thiếu than’ (08/01)
- Bốc rót những tấn than đầu tiên của năm 2020 (02/01)
- Quacontrol hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD năm 2019 (28/12)
- TKV triển khai kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2020 (27/12)
- Than Dương Huy đạt mốc 2 triệu tấn than khai thác hầm lò năm 2019 (24/12)