Khoa học
Đề xuất cho Tập đoàn Sông Đà vay vốn để trả nợ nước ngoài
06:11 |31/05/2012
-
Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Tập đoàn Sông Đà vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài (Bộ Tài chính) để trả nợ Ngân hàng Natixis (CH Pháp).
Nhà máy xi măng Hạ Long
Tập đoàn Sông Đà hiện đang gặp khó khăn trong việc cân đối vốn trả nợ các ngân hàng nước ngoài do một khoản nợ lớn từ công ty thành viên (công ty cổ phần xi măng Hạ Long). |
Trước đây, Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao đứng ra bảo lãnh cho Công ty cổ phần xi măng Hạ Long vay vốn nước ngoài, nhưng thực tế Bộ đã bảo lãnh cho Tổng công ty Sông Đà (Tập đoàn Sông Đà) vay.
Sau đó, Tập đoàn Sông Đà ký hợp đồng cho Công ty cổ phần xi măng Hạ Long vay lại trên 3.335 tỉ đồng, bằng lãi suất vay của các ngân hàng nước ngoài. Do đó, việc trả nợ của Tập đoàn Sông Đà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của Công ty cổ phần xi măng Hạ Long.
Theo báo cáo của Tập đoàn Sông Đà, tổng số tiền Tập đoàn đã hỗ trợ trả nợ thay cho Công ty cổ phần xi măng Hạ Long tính đến ngày 31/3/2012 là 1.211,1 tỷ đồng, bao gồm: trả nợ Ngân hàng Natixis 40.974.646,45 EUR tương đương với 1.157 tỷ đồng, trả nợ cho Ngân hàng NIB số tiền 1.890.936 EUR tương đương 53,1 tỷ đồng.
Hiện tại, giá trị khối lượng dở dang và công nợ phải thu của Tập đoàn lên đến hơn 10.000 tỷ đồng do các chủ đầu tư không có vốn để thanh toán, Tập đoàn đang phải cân đối để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn trả nên không thể tiếp tục hỗ trợ Công ty cổ phần xi măng Hạ Long trong việc trả nợ khoản vay của các Ngân hàng nước ngoài năm 2012, 2013.
Ngoài khoản nợ ngân hàng Natixis, trong năm 2012, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long còn phải trả nợ Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB) số tiền gần 60 tỷ đồng.
Dự án Xi măng Hạ Long do Công ty cổ phần xi măng Hạ Long làm chủ đầu tư, với công suất thiết kế 2,07 triệu tấn xi măng PCB 40/năm. Tổng mức đầu tư là 6.468,5 tỷ đồng.
Dự án được bàn giao và đi vào sản xuất kinh doanh từ 2/2/2010, vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 982 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Sông Đà là cổ đông lớn nhất (59%).
Trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động, Công ty gặp nhiều khó khăn về sản xuất, tiêu thụ, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng mạnh, dư nợ vay vốn để đầu tư, sản xuất và trả nợ vay của Công ty rất lớn (trung bình là 7.000 tỷ đồng/năm), lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao (từ 20 - 27%/năm), trong khi giá bán tăng không đủ bù chi phí dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2011 lỗ: 581,268 tỷ đồng; năm 2012 lỗ kế hoạch: 495,976 tỷ đồng.
(Nguồn: VTC News)
Các bài mới đăng
- Doosan Vina xuất khẩu thiết bị hóa dầu sang Thái Lan (12/01)
- Làm thế nào để thiết kế chống sét hệ thống pin mặt trời mái nhà hiệu quả hơn? (08/01)
- EVNNPC giành á quân cuộc thi 'năng suất chất lượng ngành Công Thương' (27/12)
- Sáng kiến của BSR đạt giải Ba cuộc thi 'năng suất chất lượng ngành Công Thương' (22/12)
- BSR xuất bán thành công sản phẩm hạt nhựa mới T3050 (22/12)
- PV GAS có 3 công trình được tuyên dương 'Tuổi trẻ sáng tạo' toàn quốc 2020 (18/12)
- Doosan Vina xuất kết cấu lò hơi điện sinh khối đến Nhật Bản (11/12)
- Solis: Tiết kiệm chi phí bằng giải pháp công suất cao 1.500 V (07/12)
- Chiếu xạ kiểm dịch bảo đảm năng lực xuất khẩu trái cây của Việt Nam (01/12)
- Doosan Vina hoàn thành đơn hàng cẩu trục STS cho Gemadept - CMA CGM (28/11)
Các bài đã đăng:
- Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam (30/05)
- Thị trường máy biến áp toàn cầu sẽ đạt 22,8 tỷ USD vào năm 2020 (28/05)
- Doosan Vina xuất 4.000 tấn thiết bị công nghệ cao đến Canada và Israel (25/05)
- Công nghệ sản xuất điện từ nước biển (24/05)
- Chiến lược quản lý vòng đời giúp các nhà máy thép hoạt động hiệu quả (23/05)
- Scotland thử nghiệm thành công tua bin tạo điện từ thủy triều (23/05)
- Nhà máy ABB tại Bắc Ninh tiên phong trong công nghệ (21/05)
- Các giải pháp ngăn chặn sự cố máy biến áp 110kV (19/05)
- Doosan Vina kỷ niệm 3 năm phát triển (17/05)
- Đề tài “Vệ sinh sứ cách điện khi đang mang điện bằng nước áp lực cao” đạt giải Vifotec (16/05)