RSS Feed for PC Tây Ninh: Hiệu quả Thứ ba 23/04/2024 14:02
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

PC Tây Ninh: Hiệu quả 'Giải pháp phối hợp thi công sửa chữa lưới điện'

 - Hiện nay, tại Công ty Điện lực Tây Ninh (PC Tây Ninh) một số công tác sửa chữa lưới điện được triển khai theo hình thức tự thực hiện. Đối với các công trình có khối lượng lớn thì quá trình thi công kéo dài nhiều ngày do nhân lực tại các Điện lực còn hạn chế. Do phải cắt điện nhiều lần để thi công nên sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp điện cho khách hàng, giảm sản lượng điện và giảm độ tin cậy cung cấp điện. Trước thực trạng trên, nhóm tác giả đề xuất giải pháp huy động nhân lực, phương tiện, thiết bị từ các Điện lực lân cận để hỗ trợ cho Điện lực có công trình cải tạo, sửa chữa lưới điện (các công trình có khối lượng lớn).

Những nỗ lực của EVN trong ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0

Qua thời gian áp dụng giải pháp từ năm 2015 đến nay, công tác sửa chữa lưới điện tại PC Tây Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả cao, cụ thể như sau:

1/ Rút ngắn thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình sửa chữa lưới điện (nhất là các công trình có khối lượng lớn).

2/ Giảm thời gian mất điện của khách hàng, đảm bảo chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện.

3/ Đảm bảo hiệu quả cho nguồn vốn đầu tư.

4/ Tăng năng suất lao động.

6/ Giảm tổn thất điện năng.

7/ Giảm sự cố.

8/ Tăng sản lượng điện thương phẩm.

9/ Nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng điện.

Các thành phần tạo nên giải pháp bao gồm:

Thứ nhất, sự chỉ đạo điều hành từ Công ty đến đơn vị trực thuộc.

Thứ hai, công tác khảo sát hiện trường, lập phương án thi công.

Thứ ba, lập kế hoạch nhân lực, vật tư thiết bị, phương tiện thi công.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các đơn vị.

Thứ năm, sự phân công, điều hành tại hiện trường.

Cách thức triển khai:

Việc chỉ đạo điều hành công tác hỗ trợ nhân lực được thực hiện từ Công ty đến các đơn vị. Trong đó:

Lưu đồ triển khai thực hiện giải pháp.

Tại Công ty Điện lực Tây Ninh:

Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty: Chủ trì thực hiện công tác chỉ đạo chung.

Phòng Tổ chức nhân sự: Ban hành các quyết định điều động nhân sự.

Văn phòng Công ty: Hỗ trợ bố trí phương tiện thi công từ Công ty.

Phòng Kế hoạch vật tư: Chuẩn bị đầy đủ vật tư thiết bị đáp ứng kịp thời theo tiến độ thi công của các đơn vị; theo dõi chung tiến độ thi công, hoàn công, quyết toán các công trình đạt chỉ tiêu Tổng công ty giao.

Phòng An toàn: Tăng cường công tác kiểm tra hiện trường các nhóm công tác để hướng dẫn, nhắc nhở các nhóm công tác trong việc đảm bảo các điều kiện an toàn, không để xảy ra tai nạn lao động.

Phòng Kỹ thuật, Quản lý đầu tư: Theo dõi, phối hợp với Điện lực xử lý những vấn đề phát sinh tại hiện trường, đảm bảo tiến độ thi công đã đề ra.

Phòng Điều độ: Trình Công ty phê duyệt lịch công tác của các Điện lực, bố trí lại thời gian thi công cho các Điện lực khi có kết hợp công tác trên cùng một tuyến đường dây, giảm thời gian mất điện; theo dõi các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện.

Phòng Tài chính kế toán: Hướng dẫn, theo dõi thanh toán các chi phí liên quan đến việc điều động nhân sự, phương tiện, thiết bị giữa các Điện lực.

Tại các Điện lực trực thuộc:

- Điện lực có công trình cần sửa chữa sẽ tổ chức khảo sát hiện trường. Đơn vị thực hiện công tác sẽ đối chiếu giữa khối lượng yêu cầu thi công trên hồ sơ thiết kế so với thực tế tại hiện trường. Ghi nhận lại những điểm bất thường, khác biệt giữa hồ sơ thiết kế và thực tế hiện trường, qua đó đề xuất, phối hợp với đơn vị thiết kế, giám sát công trình để có những điều chỉnh hoặc thay đổi phát sinh. Lập biên bản thay đổi phát sinh và trình phê duyệt trước khi tiến hành thi công (nếu có).

- Dựa trên khối lượng đã khảo sát, đơn vị thi công lên phương án thi công và trình duyệt lãnh đạo Công ty. Trong đó, đặc biệt nêu rõ phương án thi công đối với các vị trí trụ đặc biệt như: Trụ đấu nối, trụ góc, trụ dừng trung gian, trụ dừng cuối, trụ có lắp thiết bị phân đoạn. Quan tâm đến việc gia cố các vị trí néo dây dẫn, đối với các dây neo bị rỉ sét hoặc trụ không đảm bảo an toàn phải thay thế, sửa chữa kịp thời; đề xuất việc sử dụng các phương tiện, máy móc hỗ trợ để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

- Dựa trên kết cấu lưới điện, đơn vị làm công tác và đơn vị quản lý vận hành lưới điện đề xuất các biện pháp an toàn cần thiết (cắt điện, vị trí và số lượng các bộ tiếp đất trung, hạ áp cần thực hiện, các biện pháp để ngăn ngừa có điện trở lại nơi làm việc), thống kê nhu cầu sử dụng các dụng cụ an toàn (sào thao tác, sào tiếp đất, biển cấm, bộ tiếp đất trung, hạ áp,…) để nắm bắt số lượng thực tế, nếu cần thiết phải huy động, mượn thêm của các Điện lực khác.

- Từ tất cả các yêu cầu trên, Điện lực có công trình cần sửa chữa tổng hợp được nhu cầu về nhân lực, phương tiện, vật tư, thiết bị. Sau đó, dựa trên khối lượng công trình, Điện lực phân chia số lượng các nhóm công tác cần triển khai thi công sao cho đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc và thời gian thi công tối ưu nhất, đảm bảo rút ngắn được thời gian mất điện của khách hàng.

Căn cứ tình hình nhân lực, phương tiện, thiết bị thi công hiện có, Điện lực có công trình cần sửa chữa sẽ liên hệ với các Điện lực khác để xin hỗ trợ.

Sau khi xem xét, Điện lực hỗ trợ sẽ thông báo với Điện lực có công trình cần sửa chữa về số lượng nhân lực, phương tiện, thiết bị và thời gian hỗ trợ, đồng thời gởi danh sách nhân sự về phòng TCNS Công ty để Công ty ra quyết định điều động nhân sự khi đến ngày triển khai thi công.

- Trước thời gian thi công khoảng từ 3-7 ngày, Nhóm công tác của Điện lực hỗ trợ sẽ đến Điện lực có công trình cần sửa chữa để tiến hành khảo sát hiện trường với đơn vị quản lý lưới điện. Qua đó 2 bên sẽ thống nhất về việc thực hiện các biện pháp an toàn, biện pháp thi công, cách thức tổ chức công việc.

Việc thực hiện cắt điện bàn giao hiện trường cho nhóm công tác sẽ do đơn vị quản lý lưới điện thực hiện, việc đặt tiếp đất an toàn sẽ do nhóm công tác thực hiện.

- Đối với công tác chuẩn bị: Vật tư, dụng cụ an toàn, dụng cụ thi công được chuẩn bị và tập kết đầy đủ trước ngày thi công và được chia ra theo từng nhóm công tác để đến ngày thi công chỉ cần chuyên chở vật tư, dụng cụ cho từng nhóm, tránh tình trạng bị động, triển khai công tác chậm do thiếu vật tư làm kéo dài thời gian mất điện.

Triển khai thi công tại hiện trường.

- Khi đến ngày thi công, việc triển khai thi công của các nhóm công tác được triển khai theo đúng phương án thi công được duyệt. Các nhóm công tác sẽ chịu sự quản lý chung của một người đảm nhận chức danh Chỉ huy trưởng công trường. Việc chỉ đạo tại hiện trường thi công có sự tham gia của Phó Giám đốc Điện lực, các Đội trưởng Quản lý vận hành, các kỹ sư/ cán bộ an toàn các đơn vị.

Công tác giám sát an toàn tại nơi làm việc được Chỉ huy trực tiếp nhóm công tác đặc biệt quan tâm do khối lượng thực hiện lớn và dàn trải. Đồng thời, các kỹ sư an toàn của các Điện lực tham gia thi công công trình và Phòng An toàn Công ty thường xuyên có mặt tại hiện trường để kiểm tra và hướng dẫn kịp thời những vướng mắc về công tác an toàn trong quá trình triển khai thi công.

Việc chuẩn bị hậu cần, phương tiện thông tin liên lạc sẽ do Điện lực có công trình cần sửa chữa thực hiện, đảm bảo hỗ trợ tối đa cho các nhóm thi công.

Dựa vào tiến độ và khối lượng thực hiện giữa các nhóm công tác mà Chỉ huy trưởng công trường có thể điều động nhân sự hỗ trợ giữa các nhóm công tác với nhau, đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ, giảm thời gian mất điện của khách hàng.

Từ thực tế áp dụng giải pháp, thời gian thi công cho mỗi công trình được rút ngắn đi đáng kể (thông thường giảm khoảng 3 lần so với thời gian thi công trước đây), theo bảng thống kê sau:

STT

Nội dung

SAIDI

(phút)

SAIFI

(lần)

Ghi chú

1

Thi công 01 ngày/9 Điện lực

206,2066

0,3437

 

2

Thi công 02 ngày/9 Điện lực

412,4132

0,6874

Nếu có sự hỗ trợ từ ĐL khác

3

Thi công 06 ngày/9 Điện lực

1.237,2395

2,0623

Nếu tự thực hiện

4

Tổng công ty giao KH 2017

693,9500

4,4000

 

Số liệu được lấy trung bình dựa trên số liệu thi công công tác sửa chữa lớn năm 2016 tại các Điện lực, mỗi Điện lực sẽ cần 6 ngày thực hiện nếu tự thi công.

Từ số liệu thu được, ta nhận thấy rõ hơn hiệu quả của giải pháp này, từ đó sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình sửa lưới điện; đảm bảo hiệu quả cho nguồn vốn đầu tư do các công trình được triển khai thi công và đưa vào sử dụng sớm hơn; tăng năng suất lao động; giảm tổn thất điện năng do lưới điện được cải tạo kịp thời; giảm sự cố do động vật, cây xanh (đối với các công trình bọc hóa); tăng sản lượng điện thương phẩm do thời gian mất điện để thi công được rút ngắn và đặc biệt là đảm bảo các chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng sử dụng điện.

Bên cạnh đó, thông qua việc hỗ trợ thi công giữa các Điện lực với nhau, các đơn vị có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác thi công, trong việc tổ chức điều hành công việc. Do đó, trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động ngày một nâng cao, góp phần nâng cao năng suất lao động, hoàn thành các chỉ tiêu Tổng công ty giao./.

VÕ MINH SANG - PC TÂY NINH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động