Điện lực
Nhiều dự án nguồn điện trong quy hoạch ‘chưa rõ tiến độ’ vào vận hành
09:00 |25/11/2020
-
Báo cáo cập nhật về các dự án nguồn điện của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Hiện chúng ta có tới 13 dự án nguồn điện, với tổng công suất 17.040 MW đã được quy hoạch, nhưng không thể đưa vào vận hành phát điện (giai đoạn 2026 - 2030), một số dự án sẽ chuyển sang sau năm 2030. Nguyên nhân “chưa rõ tiến độ” là do thiếu vốn, hoặc chuyển đổi nhiên liệu, chuyển đổi chủ đầu tư, chủ đầu tư xin trả lại, hoặc không lựa chọn được địa điểm, v.v…
Nhận diện những rủi ro về phát triển nguồn điện Việt Nam trong trung hạn
Các dự án được cho là sẽ bị loại bỏ:
Cụ thể, dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 3 (1.200 MW), dự án Nhiệt điện Cẩm Phả 3 (440 MW), hiện vẫn chưa có địa điểm.
Nhiệt điện Long Phú 2 (1320 MW - BOT), chủ đầu tư TATA Power (Ấn Độ) đã xin hoàn lại và được Thủ tướng chấp thuận.
Nhiệt điện Vũng Áng 3 (1.200 MW - BOT), chủ đầu tư Samsung C&T đã xin hoàn lại và được Thủ tướng chấp thuận. Với dự án này, mới đây UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất chuyển sang tua bin khí sử dụng LNG nhập khẩu.
Nhiệt điện than Tân Phước 1 (1.200 MW), Tân Phước 2 (1.200 MW) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, cũng như các dự án nhiệt điện than Long An 1 (1.200 MW) và Long An 2 (1.600 MW) đang được đề xuất chuyển sang nhiệt điện chạy khí LNG.
Còn với dự án Nhiệt điện Hải Phòng 3, đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa triển khai. Trong Quy hoạch điện 8, dự án này dự kiến chuyển sang nhiệt điện khí LNG nhập khẩu và Cảng - kho LNG sẽ được xây dựng tại Cảng Lạch Huyện, Hải Phòng.
Các dự án sẽ lùi sau năm 2030 hoặc chưa rõ khả năng thực hiện:
Nhiệt điện Long Phú 3 (3 x 660 MW) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chuyển chủ đầu tư BOT. Chủ đầu tư mới là Công ty Banpu Power Public Limited (Thái Lan). Dự án này hiện nay đang triển khai giai đoạn ban đầu.
Nhiệt điện đồng phát Hải Hà (2.100 MW) được đầu tư theo hình thức IPP (nguồn phát điện độc lập - chủ yếu cấp điện và hơi trong nội bộ Khu công nghiệp Hải Hà) của Công ty Texhong, hiện vẫn chưa triển khai. Dự án này dự kiến sẽ lùi thời gian vận hành sau 2030, hoặc dừng.
Về dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (1.200 MW), hiện TKV vẫn chưa triển khai và cũng chưa huy động được vốn. Còn Quỳnh Lập 2, hiện EVN đang đề xuất chuyển chủ đầu tư sang Tổng công ty Phát điện 1. Cả hai dự án này dự kiến sẽ lùi thời gian vận hành sau 2030.
Như vậy, ít nhất đến năm 2030 có trên 10.500 MW nhiệt điện than sẽ bị loại bỏ, chuyển sang nhiên liệu khí. Còn lại 4 dự án điện than, tối đa 6.500 MW chỉ có thể vào sau năm 2030, hoặc không phát triển nữa./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- PC Hưng Yên đẩy mạnh công tác số hóa hợp đồng mua bán điện sinh hoạt (05/03)
- Tăng tốc đưa dự án ĐZ 500 kV Dốc Sỏi - Pleiku 2 về đích đúng tiến độ (04/03)
- EVNSPC lập phương án tăng cường cấp điện chống hạn mặn (03/03)
- Nhiệt điện Sông Hậu 1 tiếp nhận những tấn than đầu tiên (02/03)
- Gấp rút hoàn thành Cụm công trình cửa xả Thủy điện Tích năng Bác Ái (02/03)
- Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 đạt mốc 45 tỷ kWh (02/03)
- Đẩy nhanh tiến độ trình, thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII (01/03)
- Nhiệt điện Na Dương - TKV hướng đến phát triển bền vững (01/03)
- Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII (26/02)
- Bình Thuận đề xuất bổ sung trên 22 nghìn MW vào Quy hoạch điện (25/02)
Các bài đã đăng:
- PC Hà Tĩnh quyết liệt với mục tiêu giảm tổn thất điện năng (24/11)
- EVNNPC cam kết phát triển hạ tầng lưới điện Nghệ An lên tầm cao mới (23/11)
- Đóng điện Trạm biến áp 220 kV Vân Phong (23/11)
- Chủ tịch EVNNPT họp kiểm điểm tiến độ ĐZ 500 kV Dốc Sỏi - Pleiku 2 (23/11)
- Đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với EVNNPC (19/11)
- Nhiệt điện Nghi Sơn sẵn sàng cung cấp điện dịp cuối năm và mùa khô 2021 (16/11)
- EVNSPC 'số hóa' hoạt động chăm sóc khách hàng (12/11)
- Những điểm sáng trong công tác giảm tổn thất điện năng của EVNNPC (09/11)
- EVNHANOI CSKH: Nâng cao vị thế và hình ảnh người thợ điện Thủ đô (09/11)
- Lễ mừng hoàn thành dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và đạt mốc sản lượng 40 tỷ kWh (07/11)