RSS Feed for Quảng Bình chủ trương khai thác hợp lý nguồn năng lượng tái tạo | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 16/04/2024 11:14
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quảng Bình chủ trương khai thác hợp lý nguồn năng lượng tái tạo

 - Cùng với một số công trình thủy điện vừa và nhỏ được Bộ Công Thương phê duyệt trong quy hoạch thủy điện toàn quốc, tỉnh Quảng Bình đã, đang triển khai xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ nhằm tận dụng triệt để, hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tăng doanh thu hàng năm.

HIỀN CHI

Tiềm năng và thực tế khai thác

Quảng Bình có 2 hệ thống sông lớn gồm Nhật Lệ và sông Gianh, ngoài ra còn có một số sông nhỏ chảy theo hướng tây - đông và đổ ra biển.

Nhìn chung, mạng lưới sông suối trên địa bàn Quảng Bình khá dày đặc với mật độ lưới sông là 0,8-1,1 km/km2, có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. Mật độ sông suối có sự giao động giữa các vùng, tương đối phù hợp với sự phân hóa không gian của điều kiện khí hậu và cấu trúc địa chất, địa hình. Nhờ vậy, về mặt kinh tế có thể dùng nguồn nước tại chỗ vào mục đích cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và phát điện.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm kiếm, các nhà khoa học đã xác định được tổng tiềm năng kinh tế - kỹ thuật của thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có khoảng 48 vị trí có khả năng khai thác, với tổng công suất lắp máy dự kiến trên 182.600 kW.

Đập tràn công trình thủy điện Hố Hô.

Đập tràn công trình thủy điện Hố Hô

Bên cạnh tiềm năng về nguồn năng lượng tái tạo, Quảng Bình còn có lợi thế hệ thống lưới phấn phối điện hầu như đã được phủ đến các xã trong phạm vi toàn tỉnh nên việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ dễ dàng đấu nối vào hệ thống điện khu vực.

Hiện nay, tỉnh ta đã xây dựng quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ đến năm 2020 với tổng số 20 dự án được phê duyệt. Theo đó, huyện Lệ Thủy có 5 công trình, Quảng Ninh 9 công trình, Minh Hóa 2 công trình, Tuyên Hóa 3 công trình và Bố Trạch 1 công trình. Các công trình được xác định và lựa chọn đưa vào quy hoạch sẽ có khả năng lắp đặt được công suất lắp máy từ 100 đến 30.000 kW.  

Ông Cao Xuân Việt, Trưởng phòng Quản lý điện năng, Sở Công Thương Quảng Bình cho biết: Cho đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chỉ có dự án thủy điện Hố Hô đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Công trình này được xây dựng trên địa bàn 2 huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và Tuyên Hóa (Quảng Bình), có công suất lắp máy 14.000 kW. Công trình đã góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vùng núi, vùng sâu, vùng xa và tạo việc làm, thu nhập cho một bộ phận nhân dân vùng lân cận; đồng thời tăng nguồn cung cấp điện cho khu vực và quốc gia, phát huy được tiềm năng kinh tế.

Công trình đang xây dựng trên địa bàn là thủy điện La Trọng (Trọng Hóa, Minh Hóa), có công suất lắp máy 22.000 kW, hiện đang xây dựng móng đập, tuynel áp lực và công trình nội bộ. Các dự án đã được phép đầu tư và đang lập dự án đầu tư gồm có: thủy điện Kim Hóa 1 (Kim Hóa, Tuyên Hóa) có công suất 20.000 kW, dự kiến hoàn thành vào quý I năm 2015; thủy điện Kim Hóa 2 (Kim Hóa, Tuyên Hóa) có công suất 14.000 kW; thủy điện Khe Rôn (xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa), công suất dự kiến 6.500 kW và công trình thủy điện Long Đại 5A (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh) có công suất 12.000 kW.

Những vấn đề cần lưu ý

Việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện có công suất vừa và nhỏ phù hợp với các nhà đầu tư khác nhau vì nhu cầu vốn đầu tư không lớn, thời gian thi công ngắn, công trình sớm đưa vào vận hành và phát huy hiệu ích nhanh chóng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, hiện nay các nhà đầu tư đang gặp khó khăn về nguồn vốn, nên hầu hết các công trình thủy điện đang triển khai trên địa bàn đều chậm tiến độ đề ra.

Cùng với việc tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trong các giai đoạn tiếp theo về đầu tư xây dựng công trình, các đơn vị liên quan cần điều tra, khảo sát kỹ điều kiện địa hình, địa chất (đặc biệt là đối với các dự án nằm trong khu vực đá vôi), khí tượng thủy văn và tình hình kinh tế - xã hội trong khu vực; đồng thời tiếp tục phân tích để chuẩn xác các thông số chính như: mực nước dâng bình thường, mực nước hạ lưu và công suất lắp máy nhằm bảo đảm hiệu quả khai thác của dự án cũng như hệ thống truyền tải điện.

Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế các dự án liên quan đến mực nước thượng, hạ lưu giữa các bậc thang liền kề trên lưu vực và việc đánh giá ảnh hưởng của công trình trên sông Long Đại đến đường Hồ Chí Minh cũng là vấn đề quan trọng mà các đơn vị cần lưu ý.

Ngoài ra, các nhà đầu tư phải phân tích và có biện pháp công trình nhằm bảo đảm nhu cầu dùng nước khác trong khu vực (dân sinh, nông nghiệp, môi trường, du lịch), có biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội trong khu vực. Đập tràn của các dự án phải thiết kế bảo đảm xả lũ an toàn và giảm thiểu ảnh hưởng ngập lụt.

Hiền Chi (Nguồn: QBĐT)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động