Dầu khí
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng LNG
11:25 |12/11/2017
-
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Mitsui (Nhật Bản) đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp khí và điện - khí tại miền Nam (Việt Nam). Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác đầu tư trong lĩnh vực phát triển cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), các trạm tiếp nhận LNG, cũng như các nhà máy điện khí...
Việt Nam kêu gọi quốc tế đầu tư vào lĩnh vực khí LNG
Nhật Bản muốn tham gia trong dự án điện khí miền Trung
PVN - Sumitomo chia sẻ kinh nghiệm nhập khẩu LNG
PV Gas và Sumitomo chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh LNG
Lãnh đạo PVN và Mitsui trao đổi thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Shinzo Abe.
PVN hiện đang quản lý, điều hành phát triển ngành công nghiệp dầu khí và hóa dầu tại Việt Nam cũng như đang tham gia đầu tư một số dự án về dầu khí tại các quốc gia có tiềm năng về dầu khí trên thế giới. Mitsui là một công ty thương mại, đầu tư toàn cầu hàng đầu, có hoạt động trên khắp thế giới trong lĩnh vực sản xuất, tiếp thị, kinh doanh hydrocacbon, LNG, phát triển các dự án hạ tầng trạm tiếp nhận LNG, phân phối khí, đường ống vận chuyển khí và phát điện.
Hiện nay, PVN và công ty liên kết của Mitsui là Mitsui Oil Exploration Co., Ltd. (MOECO) đang là các đối tác trong dự án chuỗi giá trị khí Lô B, bao gồm phát triển các mỏ khí tại Lô B và 48/95 và Lô 52/97 ngoài khơi Tây Nam (Việt Nam); một đường ống vận chuyển khí đến Cà Mau, Kiên Giang, Ô Môn và các nhà máy điện khí trong khu vực.
Thông qua thỏa thuận hợp tác này, phía Mitsui cũng mong muốn cùng hợp tác với PVN tìm kiếm các cơ hội vay vốn từ các tổ chức tài chính phục vụ cho việc đầu tư phát triển dự án chuỗi giá trị khí Lô B.
Theo nguồn tin của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, trước đó, hồi đầu tháng 5/2017, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) - đơn vị thành viên của PVN và Mitsui Oil Exploration (Nhật Bản) đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép dự án xây dựng đường ống dẫn khí thiên nhiên hóa lỏng Lô B - Ô Môn, tại tỉnh Kiên Giang.
Đây là dự án đầu tư có với tổng vốn đầu tư lên tới 1,27 tỷ USD. Dự kiến, đường ống dẫn khí thiên nhiên Lô B - Ô Môn sẽ vận chuyển khoảng 20,3 triệu m3 khí/ngày để cung cấp khí nguyên liệu cho 2 nhà máy phát điện có tổng công suất 3.660 MW.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- ‘Sức đề kháng’ từ nội lực giúp BSR vượt khủng hoảng kép (16/01)
- Về quy định thuê mặt nước trong hoạt động dầu khí ngoài khơi (15/01)
- PVN sẽ tập trung mọi nguồn lực cho các dự án trọng điểm về năng lượng (13/01)
- Thủ tướng cùng ‘Người dầu khí Việt Nam’ triển khai nhiệm vụ năm 2021 (12/01)
- Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ủng hộ PV GAS mở rộng hoạt động SXKD (11/01)
- Diễn biến cổ phiếu của BSR năm 2020 (08/01)
- PTSC xác định công tác thị trường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu (07/01)
- Khẳng định bản lĩnh của BSR trước 'tác động kép' (05/01)
- PV GAS bước vào kế hoạch SXKD năm 2021 với tinh thần, quyết tâm mới (05/01)
- Hợp tác giữa VEA và PVN sẽ thiết thực, hiệu quả hơn trong tương lai tới (05/01)
Các bài đã đăng:
- Cần sự đồng hành của Nhà nước trong tái cơ cấu PVN (10/11)
- Lọc hóa dầu Việt Nam: Triển vọng tăng trưởng và cơ hội đầu tư (08/11)
- Tập đoàn Repsol tìm hiểu cơ hội hợp tác với BSR (08/11)
- Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Exxon Mobil (08/11)
- Khai thác dầu thô của PVN vượt kế hoạch Chính phủ giao (07/11)
- Nước Nga với ngành Dầu khí Việt Nam (07/11)
- PV Trans về đích năm 2017 trước 2 tháng (06/11)
- Kỷ nguyên tăng trưởng của Việt Nam từ dầu khí đã chấm dứt (03/11)
- Shell muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Việt Nam (02/11)
- Quy chế quản lý tài chính PVN có nhiều điểm mới (02/11)