Dầu khí
Bàn phương án nhập LNG bổ sung nguồn khí ở Đông Nam bộ
06:35 |18/11/2019
-
Trong buổi làm việc mới đây tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Trần Đình Nhân và Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Dương Mạnh Sơn đã thảo luận về đảm bảo nhiên liệu khí cho sản xuất điện, trong đó có phương án nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) bổ sung nguồn cung cấp khí cho khu vực Đông Nam bộ trong thời gian tới.
Đang xem xét việc cho phép ‘đấu thầu quốc tế’ mua LNG
Tại buổi làm việc, ông Dương Mạnh Sơn cho biết: Ý thức rõ về trách nhiệm cấp khí cho phát điện, trong thời gian qua, PV GAS luôn nỗ lực cung cấp khí tối đa trong khả năng cho phép. Theo đó, từ thời điểm khí Nam Côn Sơn về bờ (năm 2003) đến nay, nhu cầu khí cho phát điện thường xuyên ở mức cao, nên tổng lượng huy động khí đã cao hơn mức bao tiêu.
Nếu tiếp tục huy động khí ở mức cao như các năm trước đây, PV GAS dự báo sẽ thiếu khí cấp cho Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 từ giữa năm 2022.
Lãnh đạo EVN và PV GAS bàn về nhiên liệu khí cho sản xuất điện.
Theo ông Sơn, các nguồn khí từ lô 06.1, 11.2 đang tiếp tục suy giảm. Mặc dù trong năm 2021 - 2022, Việt Nam có thể được bổ sung sản lượng từ các nguồn khí mới (mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt), nhưng giá khí sẽ cao hơn các nguồn khí hiện nay, gây tác động tới sản xuất của các nhà máy điện.
Trước tình trạng này, PV GAS đề xuất 2 phương án cấp khí như sau:
Theo phương án 1: Trong năm 2020, PV GAS sẽ chỉ cấp lượng khí theo hợp đồng và để dành nguồn khí 06.1, 11.2 ở lại mỏ để cấp trong các năm tiếp theo.
Phương án 2: Năm 2020, PV GAS sẽ tiếp tục cấp khí với sản lượng cao hơn hợp đồng đã ký, đáp ứng yêu cầu phát điện.
Tại cuộc họp, đại diện các Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 cũng bày tỏ sự quan tâm tới chất lượng khí, cũng như nguồn cung khí để đảm bảo đủ nhiên liệu cho sản xuất điện.
Trao đổi với PV GAS, ông Trần Đình Nhân đã đề nghị đơn vị này nỗ lực thực hiện các giải pháp để cấp tối đa lượng khí cho phát điện ngay trong năm 2020. Đồng thời, đề nghị PV GAS, các nhà máy điện BOT cùng phối hợp với EVN để thống nhất các phương án cấp khí, lượng khí, giá khí cho phát điện trong các năm tới và sớm báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Đặc biệt, tại buổi làm việc, EVN và PV GAS đã tập trung trao đổi về phương án nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG), bổ sung sớm nguồn cung cấp khí cho khu vực Đông Nam bộ trong thời gian tới.
NGUYÊN HƯƠNG
Các bài mới đăng
- Việt - Nga mở rộng hợp tác trong các dự án dầu khí mới (11/12)
- Lợi nhuận năm 2019 của BSR được điều chỉnh giảm (10/12)
- BSR “về đích sớm” 26 ngày kế hoạch sản lượng năm 2019 (06/12)
- KTA vượt khó, nỗ lực phát triển thị trường (06/12)
- PVN đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 (06/12)
- Giàn PV DRILLING II nhận giải thưởng an toàn từ Sapura OMV (05/12)
- Điều chỉnh công nghệ, công suất Tổ hợp hóa dầu miền Nam (05/12)
- Hội đồng Vietsovpetro - Kỳ họp lần thứ 52 bắt đầu làm việc (04/12)
- Chủ tịch HĐTV PVEP đảm nhận vai trò Tổng thư ký ASCOPE (02/12)
- BSR xuất bán lô dầu nhiên liệu hàng hải đầu tiên (02/12)
Các bài đã đăng:
- Đang xem xét việc cho phép ‘đấu thầu quốc tế’ mua LNG (15/11)
- Giàn PV DRILLING III đạt mốc 10 năm liên tục vận hành an toàn (13/11)
- AES - PV GAS thảo luận hợp tác trong chuỗi dự án LNG Sơn Mỹ (13/11)
- Ông Nguyễn Văn Mậu được giới thiệu làm Phó tổng giám đốc PVN (12/11)
- PVN đã về đích kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2019 (12/11)
- PV Drilling gặp gỡ nhà đầu tư quốc tế (08/11)
- PROFIT500 năm 2019: Vinh danh nhiều doanh nghiệp dầu khí (08/11)
- Đối tác Na Uy muốn đầu tư hạ tầng khí hóa lỏng tại Việt Nam (06/11)
- Đón dòng dầu thương mại đầu tiên từ giàn BK-20 mỏ Bạch Hổ (01/11)
- Ông Nguyễn Xuân Hòa thôi giữ chức Phó tổng giám đốc PVN (01/11)