RSS Feed for Giảm tỷ lệ điện phân phối: 5 giải pháp của EVNHCMC | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 25/12/2024 11:59
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giảm tỷ lệ điện phân phối: 5 giải pháp của EVNHCMC

 - Với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay, dự báo tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt xấp xỉ 7%/năm. Ông Lê Văn Phước, Tổng giám đốc - Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) trao đổi với Năng lượng Việt Nam về kế hoạch hoạt động năm 2016.

EVNHCMC đẩy mạnh công tác đầu tư cải tạo lưới điện

Năm 2015, sản lượng điện thương phẩm toàn Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đạt xấp xỉ 19,7 tỷ kWh, tương ứng doanh thu là 36,09 nghìn tỷ đồng. Theo đó, ước sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty chiếm tỉ lệ 13,9% sản lượng điện thương phẩm toàn quốc gia.

Năm 2015, sản lượng điện thương phẩm toàn Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đạt xấp xỉ 19,7 tỷ kWh. Thưa ông, trong giai đoạn 2016-2020, Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh dự kiến thế nào về kế hoạch đầu tư và cung cấp điện?

Hiện nay lưới điện truyền tải cấp điện cho các phụ tải khu vực TP. HCM bao gồm các trạm 500kV, 220kV, 110kV và các đường dây truyền tải liên kết các trạm này. Cụ thể, trạm biến áp 500kV gồm 4 trạm/ 9 máy biến áp 500kV, với tổng công suất lắp đặt là 4.950MVA (tương đương công suất khả dụng là 4.702MW), bao gồm: Phú Lâm (450MVA+900MVA), Nhà Bè (600MVA+600MVA), Tân Định (450MVA+450MVA+600MVA) và Cầu Bông (450MVA+450MVA).

Trạm biến áp 220kV gồm 15 trạm/ 31 máy biến áp 220kV, với tổng công suất lắp đặt là 7.625MVA (tương đương công suất khả dụng là 7.244MW). Trong đó có 4 trạm do Tổng công ty quản lý, 11 trạm do Công ty Truyền tải điện 4 quản lý.

Trạm biến áp 110kV gồm 62 trạm/ 124 máy biến áp 110kV, với tổng công suất lắp đặt là 6.836,6 MVA (tương đương công suất khả dụng là 6.494,8 MW), trong đó có 50 trạm/ 103 máy do Tổng công ty quản lý, 7 trạm/ 13 máy do Công ty Truyền tải điện 4 quản lý, 1 trạm/ 2 máy do Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý, 1 trạm/ 2 máy do Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước quản lý và 3 trạm/ 4 máy của khách hàng (Vikimco, Sao Mai và PouYuen).

Lưới điện truyền tải có tổng chiều dài là 674,1 km. (609,4 km đường dây đang vận hành, 22,98 km đường dây không mang điện và 41,73 cáp ngầm 110kV). Như vậy, hệ thống điện trên địa bàn TP. HCM có độ dự trữ lưới truyền tải khoảng 45%, chưa kể các công trình đang tiếp tục triển khai thi công. Tổng công suất truyền tải của các đường dây 110kV xuất tuyến từ các trạm 220kV hoàn toàn đáp ứng, đủ cho công suất tiêu thụ đỉnh hiện nay của khu vực TP. HCM. Công suất tải cao điểm cực đại chiếm khoảng 52% tổng công suất lắp đặt của các máy biến thế tại các trạm 110kV. Các trạm biến áp 110kV trên địa bàn TP. HCM đều được cấp từ hai đường dây 110kV xuất phát từ một hoặc hai trạm biến áp 220kV, đảm bảo độ tin cậy cung cấp cho phụ tải.

Dự báo tốc độ tăng công suất sử dụng cực đại trong các năm tới vẫn duy trì ở mức 8%/năm và sẽ đạt 6.500MW vào năm 2020, nên với năng lực lắp đặt và vận hành của lưới điện hiện nay vẫn cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho thành phố.

Dự kiến giai đoạn 2016-2020, Tổng công ty sẽ triển khai kế hoạch đầu tư nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cực đại của Thành phố vào năm 2020 khoảng 6.500MW với tiêu chí n-1 (vẫn đảm bảo cung cấp điện khi xảy ra sự cố một máy biến thế). Theo đó, đến năm 2020 lưới điện 220kV tăng thêm 3.000MVA công suất trạm, 39km đường dây; lưới điện 110kV tăng thêm 3.500MVA công suất trạm, 100km đường dây, đồng thời đầu tư các công trình nâng cao năng lực và hiện đại hóa lưới điện như: DAS, SCADA, GIS, kết mạch vòng, không người trực, thao tác xa,… và các chương trình nâng cao năng lực phục vụ như: AMI/AMR, Live-line working (công tác trên đường dây đang mang điện) với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 19.000 tỷ đồng.

Vấn đề tổn thất điện năng được Tổng công ty nhìn nhận như thế nào trong kế hoạch này?

Tỉ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối điện năng năm 2015 tại Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh dự kiến thực hiện đạt 4,85%, thấp hơn chỉ tiêu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao 0,2% (EVN giao 5,05%). Mục tiêu trong những năm tới, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đưa tỉ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối điện năng tại TP. HCM đến năm 2020 còn 3,5%.

Mục tiêu đề ra cho giai đoạn tới khá cao, giải pháp thực hiện mục tiêu này của Tổng công ty là gì, thưa ông?

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu, do đó nếu không có những biện pháp giải quyết hiệu quả, những tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng. Một trong những giải pháp góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu chính là chuyển đổi các hệ thống năng lượng theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn và giảm lượng phát thải CO2 ra môi trường.

Thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 06/2011/CT-UBND và Chương trình Năng lượng xanh TP. HCM đến năm 2015, trong thời gian qua, Tổng công ty Điện lực TP. HCM tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chủ trương tiết kiệm điện. Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp và chương trình tiết kiệm điện, qua đó góp phần hình thành ý thức và thói quen của người dân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm dần hệ số đàn hồi điện năng tại TP. HCM theo hướng năm sau thấp hơn năm trước và thấp hơn 0,9.

Cảm ơn ông!

N. VĂN (Thực hiện)

5 nhóm giải pháp trọng tâm

- Phối hợp chặt chẽ và tham mưu chính quyền địa phương các cấp, các sở ban ngành, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú và đa dạng vì đây được xem là giải pháp trọng tâm mang lại hiệu quả cao trong việc triển khai thực hiện tiết kiệm điện.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

- Tăng cường công tác tổ chức quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng điện của tất cả các nhóm khách hàng trên địa bàn Thành phố.

- Đẩy mạnh triển khai các chương trình tiết kiệm điện nổi bật và đạt hiệu quả cao; Quảng bá thiết bị tiết kiệm điện; Phát video clip tại nơi công cộng...

nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động