RSS Feed for "Bằng mọi giá phải cân đối cung cầu điện ổn định" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 06/11/2024 06:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Bằng mọi giá phải cân đối cung cầu điện ổn định"

 - "Quan điểm của Bộ Công Thương cũng như chỉ đạo của Chính phủ rất rõ ràng là bằng mọi giá phải đảm bảo được cân đối cung cầu điện, nhất là nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và nhu cầu đời sống xã hội của nhân dân và đất nước nhất là trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập sâu rộng..." trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội sáng ngày 15/11.

Thủ tướng điều chỉnh một số dự án nhà máy nhiệt điện
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt - Đoàn Hưng YênBộ Công Thương tham mưu Quy hoạch điện quốc gia. Tuy nhiên Quốc hội khóa 13 đưa ra khỏi quy hoạch nhiều dự án. Quốc hội khóa 14 dừng điện hạt nhân. Với nguồn điện than không nhiều, khai thác khó khăn. Nhập khẩu than, chưa kể tác động xấu đến môi trường. Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu khi nhiều dự án điện bị dừng? Bộ Công Thương cân đối nguồn điện như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn AnhVề quy hoạch điện quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang có những điều chỉnh lớn liên quan nguồn điện, ví dụ như điện hạt nhân…, chúng ta khai thác gần như đến hết tiềm năng của thủy điện. Rồi cũng như nhiệt điện than đang gặp khó khăn do vấn đề nhập khẩu than, cũng như hạ tầng phục vụ cho nhập khẩu than... 

Quan điểm của Bộ Công Thương cũng như chỉ đạo của Chính phủ rất rõ ràng là bằng mọi giá phải đảm bảo được cân đối cung cầu điện, nhất là nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và nhu cầu đời sống xã hội của nhân dân và đất nước nhất là trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập sâu rộng.

Bằng mọi phương án, chúng ta phải xây dựng được những tổng sơ đồ về năng lượng có tính cách không chỉ giải quyết những bức xúc và yêu cầu trước mắt và tốc độ tăng trưởng của điện lực, của năng lượng phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế về GDP theo như mục tiêu kế hoạch Quốc hội đã thông qua mà còn hướng đến sự phát triển bền vững nền kinh tế và trên cơ sở nền tảng của nền năng lượng xanh và sạch. Vì vậy, chúng ta sẽ phải cân đối giữa nguồn phát, nguồn điện khác nhau từ điện than, điện khí, thủy điện rồi điện năng lượng tái tạo trong đó có điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...

Mặc dù, điện than còn bộc lộ ra một số vấn đề liên quan đến nhập khẩu than, liên quan đến vấn đề môi trường trong các dự án nhiệt điện than. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong các phát triển về năng lượng, nhất là điện than và lưu ý đảm bảo công nghệ và phương án để xử lý triệt để và đến mức tối đa của các vấn đề xả thải, cho thải của khí thải và nước thải của các nhà máy nhiệt điện than dựa trên nền tảng những công nghệ mới thế giới để  đảm bảo hiệu quả trong cung ứng năng lượng thông qua điện than cũng như đảm bảo bảo vệ môi trường trong dự án điện than.

Về vấn đề này, vì thời gian có hạn, chúng tôi xin báo cáo thêm với các đại biểu Quốc hội về những phương án và những nội dung cụ thể liên quan đến cân đối cung cầu năng lượng trong các tổng sơ đồ tiếp theo cũng như các phương án để đảm bảo về môi trường.

Một nội dung quan trọng trong phương án phát triển của chúng ta trong các chiến lược năng lượng cũng như phát triển về kinh tế - xã hội chính là phải hướng vào nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thông qua đổi mới mô hình kinh tế. Đặc biệt đổi mới các công nghệ sử dụng năng lượng, đảm bảo yêu cầu về tiết kiệm điện năng cũng như quản trị doanh nghiệp trong các lĩnh vực về năng lượng cũng như các lĩnh vực có liên quan để đảm bảo hiệu quả chung trong sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả mà luật Quốc hội đã thông qua, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã ban hành.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên - Đoàn Sóc Trăng: Trong Tổng sơ đồ điện 7, đã đưa ra và đã điều chỉnh rất nhiều các nhà máy nhiệt điện. Ở địa bàn Sóc Trăng có Nhà máy nhiệt điện Long Phú so với Tổng sơ đồ điện 6 và Tổng sơ đồ điện 7 đến nay đã chậm mất 6 năm không đưa vào sử dụng và cũng chưa xây dựng xong, Bộ trưởng trả lời trách nhiệm thuộc về tổng thầu EPC hay là trách nhiệm thuộc về Ban quản lý dự án và trách nhiệm của cơ quan chủ quản nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước là của Bộ Công thương đến đâu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Đối với tổng sơ đồ 7 và ý kiến đại biểu Đức Kiên có nêu lên, chúng tôi nhìn nhận trên thực tế các dự án điện như điện Long Phú, chúng ta đang nói Long Phú 1 đã có sự chỉ đạo tập trung thực hiện để đảm bảo yêu cầu những dự án quan trọng tại vùng có phụ tải điện rất cao đó là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhưng qua quá trình thực hiện có một số vướng mắc cũng như một số vấn đề chậm khắc phục nên dẫn đến chậm tiến độ. Nhưng trước hết chậm ngay từ khi chúng ta chuẩn bị đầu tư chứ không phải trong quá trình triển khai đầu tư, chậm trong quá trình đầu tư. Bởi vì, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ song phương của chúng ta với các đối tác liên quan đến vấn đề huy động vốn cũng như các cơ chế, những điều kiện phục vụ cho dự án nhất là các dự án BOT. Chính vì vậy, ở đây, trong các tổng sơ đồ 7 điều chỉnh và các tổng sơ đồ khác sau này, chúng ta luôn phải cập nhật các yêu cầu phát triển điện, nhất là vùng phụ tải điện lớn, đảm bảo cân bằng chung cũng như tiến độ các dự án. Dự án Long Phú 1, sau đó là dự án Long Phú 3 chúng tôi đã đưa tổng thể vào trong Tổng sơ đồ 7 điều chỉnh và sẽ có phương án để đảm bảo việc cân bằng cung cầu điện theo yêu cầu của Thủ tướng từ nay đến năm 2020, đặc biệt vào thời kỳ cao điểm của năm 2018 và năm 2019.

Trách nhiệm cụ thể khi chúng tôi xác minh làm rõ, nếu có những vấn đề chủ quan trong quản lý, điều hành của chủ đầu tư, của cơ quan quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và của Bộ Công Thương, chúng tôi sẽ xem xét và báo cáo. Tuy nhiên, như tôi trình bày có nhiều vấn đề mang tính khách quan do những yếu tố về kỹ thuật, trong nội dung đàm phán với chủ đầu tư của hợp đồng BOT.

NangluongVietnam Online

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động