RSS Feed for Phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam theo chiều sâu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 23:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam theo chiều sâu

 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ nghiên cứu, phát triển ngành công nghiệp khí theo “chiều sâu”, tăng cường đầu tư khâu chế biến khí theo hướng càng sâu càng tốt. Khai thác chế biến khí sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn, sản xuất nhiều sản phẩm có lợi cho nền kinh tế đất nước và phù hợp với việc khai thác đối với quy mô các mỏ khí tại Việt Nam... đây là phát biểu của Thành viên HĐTV PVN Phan Ngọc Trung tại Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, ngày 28/7/2017, tại Hà Nội.

Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp khí Việt Nam
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 1)
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 2)
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 3)
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 4)
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 5)
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 6)

Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam để thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực công nghiệp khí trong Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, Chính phủ nêu ra một số quan điểm chủ đạo như phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam gắn liền với chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính.

Với nguyên tắc phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành công nghiệp khí thông qua việc phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước, triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm, duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khi trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ tầng hiện hữu, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống kho chứa, nhập khẩu, phân phối LNG. Mặt khác, cần đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế.

Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Đặng Huy Cường.

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Bộ Công Thương, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Đặng Huy Cường nhấn mạnh, PVN đang rất trăn trở với sự phát triển công nghiệp khí khi nghiên cứu, đánh giá khá kỹ càng những vấn đề triển khai quy hoạch trong thực tiễn và có nhiều kiến nghị, đề xuất rất xác đáng. Đây cũng là định hướng mà Chính phủ đề ra khi nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống cơ chế chính sách để từng bước chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam, cơ chế kinh doanh khí theo hướng thị trường khí tự do, hội nhập với thị trường khí trong khu vực, thế giới. Phát triển thị trường tiêu thụ khí theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho đất nước và thực hiện chính sách phát triển bền vững.

Đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas nêu ra những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp triển khai thực hiện các dự án hạ tầng công nghiệp khí  như tổ chức quản lý doanh nghiệp, phát triển nguồn lực, đầu tư, tài chính, thị trường và công nghệ. Là đơn vị đang trực tiếp sản suất kinh doanh khí tại Việt Nam, PV Gas đã đưa ra một số vấn đề cần thực hiện ngay để phát triển ngành công nghiệp khí như dự báo cung – cầu về thị trường khí, kiện toàn cơ sở hạ tầng cung cấp khí, nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách cho giá khí và quản lý đầu tư xây dựng các dự án khí theo mô hình quản lý chuỗi dự án, nhanh chóng phân cấp đầu tư, quản lý đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Phát biểu tại Hội nghị, Thành viên HĐTV PVN Phan Ngọc Trung đã đưa ra quan điểm nên xem xét phát triển công nghiệp khí theo “chiều sâu”, có nghĩa là nên tăng cường đầu tư khâu chế biến khí theo hướng càng sâu càng tốt. Ông cũng cho rằng khai thác chế biến khí sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn, sản xuất nhiều sản phẩm có lợi cho nền kinh tế đất nước và phù hợp với việc khai thác đối với quy mô các mỏ khí tại Việt Nam.

Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng.

Kết luận hội nghị, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã yêu cầu các ban chuyên môn PVN, Tổng công ty Khí Việt Nam - PV Gas khẩn trương tập hợp các kiến nghị, đề xuất triển khai công tác dự báo thị trường khí, đánh giá rủi ro khi thực hiện đầu tư các dự án. Đồng thời, tập trung thực hiện 3 khâu quan trọng là đảm bảo nguồn cung khí, đảm bảo hệ thống hạ tầng và nghiên cứu sâu về thị trường (hệ thống khách hàng, giá khí). Tiếp theo cần xây dựng tiến độ triển khai cụ thể các nhiệm vụ nêu trên nhất là điều kiện để đưa quy hoạch trên vào thực tiễn phải có những cơ chế chính sách về đầu tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, lĩnh vực đặc thù mới như chế biến LNG để thực hiện quy hoạch thành công.   

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động