RSS Feed for Việt Nam cần 13,5 tỷ USD/năm (giai đoạn đến 2030) cho đầu tư nguồn, lưới điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 27/10/2024 02:39
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Việt Nam cần 13,5 tỷ USD/năm (giai đoạn đến 2030) cho đầu tư nguồn, lưới điện

 - Theo tờ trình của Bộ Công Thương gửi Chính phủ mới đây về đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 11,3 - 13,5 tỷ USD đầu tư các dự án nguồn và lưới điện. (Kế hoạch này là cơ sở để đầu tư, xây dựng các dự án nguồn, lưới điện của Việt Nam trong thời gian tới).
Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII

Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII.

Chồng chéo, bất cập của chính sách đang trói buộc kế hoạch phát triển truyền tải điện quốc gia Chồng chéo, bất cập của chính sách đang trói buộc kế hoạch phát triển truyền tải điện quốc gia

Qua quá trình thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đã cho thấy những trở ngại (từ bước quy hoạch, đến chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành). Các trở ngại bao gồm cả cơ chế, chính sách, trình tự thủ tục và nội tại chủ đầu tư, nhà thầu dự án... Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đánh giá một số nội dung về chính sách đã, đang gây ảnh hưởng đến tiến độ phát triển truyền tải điện ở nước ta và giải pháp khắc phục.

Đường dây 500kV mạch 3 (kéo dài): Bằng cách nào để vận hành trước tháng 6/2024? Đường dây 500kV mạch 3 (kéo dài): Bằng cách nào để vận hành trước tháng 6/2024?

Theo Quy hoạch điện VIII, cụm các dự án đường dây 500 kV cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu - Thanh Hóa - Nam Định 1 - Phố Nối dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2025 - 2026. Tuy nhiên, mới đây, Chính phủ đã yêu cầu khẩn trương xây dựng đường dây này để đưa vào vận hành trước tháng 6/2024. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao phải gấp rút xây dựng và bằng cách nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Tính toán của Bộ Công Thương cho thấy: Riêng vốn đến 2025 là trên 57 tỷ USD. Trong đó, nguồn điện chiếm hơn 84% và lưới truyền tải là 16%. Nhưng 5 năm sau đó, các dự án nguồn điện cần tới gần 72 tỷ USD để đầu tư, xây dựng, trong khi truyền tải xấp xỉ 6 tỷ USD.

Một trong số dự án truyền tải điện cấp bách trong Quy hoạch điện VIII cũng đang chờ kế hoạch này được thông qua để có cơ sở triển khai - đó là đường dây 500 kV mạch 3 kéo dài nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên), với tổng chiều dài 514 km, vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD (23.000 tỷ đồng).

Đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu EVN, EVNNPT gấp rút triển khai đầu tư, vận hành dự án lưới điện này vào tháng 6/2024 (rút ngắn khoảng 1 năm so với dự kiến ban đầu của chủ đầu tư).

Dự án trên sẽ giúp tăng hơn gấp đôi năng lực truyền tải điện từ Nam ra Bắc (5.000 MW), để tăng cung ứng, giảm thiếu điện cho miền Bắc trong các năm tới.

Bộ Công Thương cho biết: Tổng vốn đầu tư các dự án nguồn, lưới điện tại Quy hoạch điện VIII sẽ từ nguồn đầu tư công, hoặc vốn khác. Các nguồn điện lớn sẽ được phân theo loại hình, vùng miền và giai đoạn dự kiến đưa vào vận hành. Với dự án điện than lớn, rủi ro chậm tiến độ do những khó khăn trong quá trình chuẩn bị đầu tư, Bộ Công Thương sẽ làm việc với các chủ đầu tư dự án để làm rõ khả năng tiếp tục triển khai, hoặc xem xét chấm dứt.

Với nguồn điện chạy nền - dự án giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh cung cấp điện như nhiệt điện khí LNG nhập khẩu, khí trong nước, thủy điện lớn... Bộ Công Thương sẽ rà soát tiến độ đầu tư xây dựng hàng quý, năm để cập nhật khả năng cung ứng điện quốc gia trong từng năm đến năm 2030. (Đây sẽ là cơ sở để nhà chức trách đề xuất giải pháp nếu có dự án chậm tiến độ).

Với các dự án điện gió ngoài khơi sẽ được phân bổ theo vùng. Các địa phương lựa chọn quy mô, vị trí của các dự án nguồn này dựa trên các yếu tố như chi phí sản xuất, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, chi phí truyền tải và hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội.

Với nguồn điện mặt trời, các địa phương tính toán quy mô công suất các dự án điện mặt trời tập trung căn cứ vào tính khả thi, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện khu vực; chi phí sản xuất điện quy dẫn, có xét đến chi phí truyền tải điện.

Với các dự án điện mặt trời mái nhà sẽ được phân bổ theo tỷ lệ quy mô diện tích đất khu công nghiệp, với công suất phát triển khoảng 2.600 MW vào năm 2030. Còn nguồn năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời tập trung, điện gió) sẽ phân bổ theo vùng, tiểu vùng và địa phương tính toán, đánh giá giới hạn truyền tải giữa các khu vực và chế độ vận hành lưới điện.

Với điện mặt trời mái nhà (tự sản xuất, tự tiêu) dự kiến bao phủ 50% tòa nhà công sở, nhà dân vào năm 2030.

Còn với thủy điện nhỏ, sinh khối, điện rác sẽ do các tỉnh đề xuất dựa trên tiềm năng địa phương.

Để thực hiện các dự án nguồn và lưới điện truyền tải theo Quy hoạch điện VIII, nhu cầu sử dụng đất khoảng 86.500 ha đến năm 2030. Trong đó, giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 46.236 ha và 2026 - 2030 là 40.202 ha. Nhu cầu diện tích mặt biển cần sử dụng khoảng 111.600 ha đến năm 2030.

Trong tờ trình, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp đề xuất cơ chế, giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả Kế hoạch. UBND tỉnh, thành phố rà soát quy hoạch địa phương đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Kế hoạch thực hiện. Các địa phương lựa chọn chủ đầu tư các dự án phù hợp quy mô công suất từng loại nguồn điện được xác định cho tỉnh trong Kế hoạch này.

Riêng các dự án khí LNG chưa có chủ đầu tư, địa phương hoàn thành lựa chọn trong quý 3 và đẩy nhanh việc lập, trình báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, hoàn thành trong quý 4 năm nay./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động