RSS Feed for Tình hình hoạt động của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 17:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tình hình hoạt động của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn

 - Mới đây, Công ty CP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã quyết định không bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược mà chuyển toàn bộ số lượng cổ phần dự kiến bán này về cho PVN. Đây cũng là chủ trương mới nhất của Chính phủ. Theo đó, BSR sẽ sớm thực hiện bán vốn qua sàn cuối năm nay, hoặc đầu năm sau... Thông tin về tình hình hoạt động doanh nghiệp, người đại diện pháp lý, quản trị điều hành doanh nghiệp để bạn đọc và các sở giao dịch chứng khoán có thêm thông tin để tham khảo, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết tiếp theo: Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN ĐỀ:

Chân dung Giám đốc PV Power Cà Mau



Tình hình hoạt động

Công ty CP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và là nhà điều hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, với công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhất khu vực Ðông Nam Á, có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ USD. Với hơn 1.500 cán bộ, kỹ sư, công nhân, Nhà máy khi đi vào vận hành sản xuất, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp sản phẩm xăng dầu từ nước ngoài.

Đây là nhà máy có công nghệ hiện đại do Việt Nam đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho ngành Lọc hóa dầu Việt Nam. BSR là công trình trọng điểm quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt, cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Quảng Ngãi cũng như của cả khu vực miền Trung.  

Đầu năm nay, ban lãnh đạo BSR có một vài biến động và vào tháng 5 (21/5/2018), PVN đã điều động ông Lê Xuân Huyên về làm Chủ tịch HĐTV và Bí Thư đảng ủy BSR. Đồng thời, PVN bổ nhiệm ông Hà Đổng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bảo dưỡng và Sửa chữa công trình Dàu khí - PMS (thuộc Tổng Công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa Công trình Dầu khí - PVMR) giữ chức Thành viên HĐTV Công ty BSR; điều động ông Nghiêm Xuân Dương, Trưởng Ban dự án điện Sông Hậu về làm Phó TGĐ BSR kiêm Trưởng Ban QLDA Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất. 

Tính đến đầu năm nay, sau 9 năm đi vào hoạt động, NMLD Dung Quất đã sản xuất và xuất bán trên 50 triệu tấn sản phẩm các loại ra thị trường, đạt doanh thu 862,5 ngàn tỉ đồng (~38 tỉ USD), nộp ngân sách Nhà nước hơn 143,1 nghìn tỉ đồng (gần 7 tỉ USD), gấp đôi mức đầu tư 3 tỷ USD ban đầu.

Năm 2017, BSR đã hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra các chỉ tiêu về sản lượng và tài chính. Nhà máy đã nhập kho 80 lô dầu, tương đương 6,6 triệu tấn, đảm bảo tuyệt đối an toàn, đáp ứng đủ lượng dầu để chế biến. Sản lượng sản xuất 6,1 triệu tấn; sản lượng tiêu thụ gần 6,1 triệu tấn. Doanh thu ước đạt 80.517 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 10.392 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 8.035 tỷ đồng.

Năm 2018, BSR đặt ra chỉ tiêu tổng doanh thu 78.392 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 8.326 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.473 tỷ đồng. Với đà tăng trưởng và sự ổn định trong vận hành của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cán bộ, công nhân BSR phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu tài chính 2018.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, BSR đã sản xuất đạt 5,3 triệu tấn sản phẩm các loại (đạt 84,1% kế hoạch năm); tổng doanh thu đạt 84 nghìn tỷ đồng (gần 4 tỷ USD) vượt 7,3% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước đạt 9,3 nghìn tỷ đồng vượt 11,1% kế hoạch năm. Với tình hình hoạt động ổn định, 3 tháng cuối năm, BSR sẽ duy trì nhịp độ tăng trưởng và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm nay.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Ngày 17/1/2018, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), BSR đã tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, với toàn bộ 241.556.969 cổ phần (tương đương 7,79% cổ phần BSR). Mức giá trung bình là 23.043 đồng/cổ phần, thu về thu về cho ngân sách Nhà nước 5.414 tỷ đồng.

Được biết, mới đây, BSR đã quyết định không bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược mà chuyển toàn bộ số lượng cổ phần dự kiến bán này về cho PVN. Đây cũng là chủ trương mới nhất của Chính phủ. Theo đó, BSR sẽ sớm thực hiện bán vốn qua sàn cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Dự án nâng cấp mở rộng Lọc dầu Dung Quất

Mục tiêu của việc nâng cấp và mở rộng là nhằm tăng tổng công suất của nhà máy hiện tại từ 148.000 BPSD/ngày (tương đương 6,5 triệu tấn/năm) lên 192.000 BPSD/ngày (tương đương 130% công suất hiện tại, và 8,5 triệu tấn/năm).

Thiết kế và mua sắm cho dự án mở rộng (DQRE) được xây dựng dựa trên thiết kế FEED do công ty Foster Wheeler hoàn tất vào cuối 2016.

DQRE cho phép xử lý và tiết giảm chi phí đầu vào đối với các nguồn dầu thô nhập khẩu sắp tới khi sản lượng cung ứng chính từ mỏ Bạch Hổ trong nước sẽ giảm dần.

Theo đó, DQRE sẽ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn.

Ngoài ra, DQRE cũng giúp nâng cao hiệu suất cũng như hiệu quả kinh tế và tối ưu hóa lợi nhuận cho BSR.

Tổng mức đầu tư đã phê duyệt là 1,8 tỷ USD. Sau khi hoàn thành bán vốn tài sản, BSR sẽ trích khoảng 18.000 tỷ đồng (~774 triệu USD) là phần góp vốn đối ứng vào DQRE.

DQRE dự kiến đấu thầu EPC (giai đoạn 2) trong năm 2019; khởi công xây dựng đầu năm 2020 và thử tải vận hành và đi vào sản xuất trong quý 3 năm 2022. 

BSR, hiện đang chiếm 30% thị phần cung ứng xăng dầu sau khi hoàn tất dự án mở rộng sẽ nâng mức thị phần lên 42.5% và tối ưu hóa các sản phẩm cho thị trường trong nước.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động